Bên bờ hạnh phúc

Chiều 26/5, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, trong đó đề nghị, giai đoạn từ khi luật này có hiệu lực thi hành đến hết năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.

Trong tờ trình, Chính phủ cho biết, Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành có kết cấu gồm 11 chương và 141 điều. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) kế thừa kết cấu này trên cơ sở bỏ 1 chương về bảo hiểm thất nghiệp; gộp Chương VIII về khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và Chương IX về khen thưởng và xử lý vi phạm thành một chương về khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội và gộp một số điều, bổ sung một số điều cho phù hợp, thuận tiện trong quá trình tổ chức thực hiện. Theo đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gồm có 9 chương và 125 điều.

 

Đáng chú ý, về quy định liên quan đến tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, để từng bước thu hẹp khoảng cách giữa tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và thu nhập thực tế của người lao động, đồng thời bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện, Chính phủ đề nghị trong giai đoạn từ khi luật này có hiệu lực thi hành đến hết năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động theo pháp luật lao động. Từ năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.

Về vấn đề này, các đại biểu Ủy ban về các vấn đề của Quốc hội – cơ quan thẩm tra dự án luật – cơ bản tán thành với dự thảo luật. Việc quy định đầy đủ các yếu tố của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là cần thiết, nâng mức hưởng lương hưu của người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, việc xây dựng lộ trình phù hợp sẽ đảm bảo tính khả thi của quy định này. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác nên được áp dụng ngay khi Luật có hiệu lực.

* Hiện nay, số người đóng bảo hiểm xã hội cho một người hưởng lương hưu ngày càng giảm. Nếu như năm 1996 có 217 người đóng bảo hiểm xã hội cho 1 người hưởng lương hưu thì con số này giảm xuống còn 34 người vào năm 2000, 19 người vào năm 2004, 14 người vào năm 2007, 11 người vào năm 2009, 9,9 người vào năm 2011 và đến năm 2012 chỉ có 9,3 người đóng bảo hiểm xã hội cho 1 người hưởng lương hưu.

Tuổi nghỉ hưu thấp dẫn tới thời gian đóng bảo hiểm xã hội ngắn (số năm đóng bảo hiểm xã hội bình quân đối với nam là 28 năm và nữ là 23 năm) và thời gian hưởng lương hưu dài. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, số năm trung bình còn sống thêm của nam ở tuổi 60 là 18,1 năm và của nữ ở tuổi 55 là 24,5 năm (trên thực tế tuổi nghỉ hưu bình quân năm 2012 chỉ là 54,2 tuổi, trong đó nam là 55,6 tuổi và nữ là 52,6 tuổi).

Nguồn: Vân An ( Hà nội mới )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *