Bên bờ hạnh phúc

Từ những năm đầu của thế kỷ XX,  Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam qua những tác phẩm của mình, đã giúp một bộ phận vô sản và lao động Việt Nam nhìn rộng ra phong trào cách mạng thế giới, biết đến Cách mạng Tháng Mười Nga, biết đến ngày 1/5 … và biểu lộ sự đoàn kết với vô sản, cần lao quốc tế.

Ngày 1/5/1925, công nhân Chợ Lớn, công nhân đường sắt Dĩ An và công nhân Đà Nẵng biểu tình bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô viết. Trong cuộc biểu tình đó, nhiều công nhân đã bị bắt và tù đày. Có thể nói đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu sự giao tiếp trong chừng mực giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, một điểm nút chuyển phòng trào công nhân Việt Nam từng bước tự phát đến tự giác 

Sau khi Đảng Công sản Việt Nam được thành lập, ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đóng vai trò nòng cốt trong khối liên minh công – nông. Ngày 1/5/1930, ở các thành phố lớn cũng như các vùng nông thôn rộng lớn của cả nước đã diễn ra các cuộc mít tinh, tuần hành của tầng lớp nhân dân lao động chào mừng Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là lần đầu tiên, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên phạm vi toàn quốc, chứng minh được sứ mệnh trước lịch sử, sức mạnh vô địch, nghị lực phi thường của mình.

 Từ ngày 1/5/1925 cho đến ngày 1/5/1975, lực lượng công nhân và nhân dân lao động của nước ta trải qua tròn nữa thế kỷ đấu tranh kiên cường, bất khuất dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần đánh bại hai đế quốc xâm lược, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua 28 năm đổi mới cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng. đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò của mình và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta tiếp tục xác định “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”, đồng thời đề ra mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong thời gian tới là:

Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của gia cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói chung trong các doanh nghiệp đều có tổ chức cơ sở Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam.

 Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng  yêu cầu phát triển đất nước ; ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao”./.

Ban biên tập (sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *