Bên bờ hạnh phúc

Trong các ngày từ 11-12/4, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và Luật Đầu tư (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu chủ trì phiên họp.

Sáng 11/4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Theo tờ trình, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã có tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy huy động vốn, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu. (Nguồn: TTXVN)

 

Tuy nhiên, qua hơn 8 năm triển khai, luật đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế. Nội dung một số điều khoản của luật chưa đủ rõ ràng và cụ thể đã dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, từ đó tạo sự thiếu nhất quán và chưa công bằng khi áp dụng pháp luật. Một số điều khoản của Luật chưa hợp lý hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, thiếu khả thi, gây cản trở và làm tăng thêm chi phí tuân thủ đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp…

Các đại biểu cho rằng đây là những nguyên nhân làm việc gia nhập thị trường, khởi sự kinh doanh và rút khỏi thị trường ở Việt Nam trở nên phức tạp và tốn kém hơn mức cần thiết, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, không còn phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Đây cũng là nguyên nhân làm cho việc quản trị doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là công ty cổ phần trở nên kém linh hoạt, tăng thêm chi phí tuân thủ và làm chậm quá trình ra quyết định của doanh nghiệp…

Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp phải làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Việc sửa đổi lần này sẽ tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thành lập doanh nghiệp; đối xử bình đẳng về thủ tục giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tạo thuận lợi, giảm chi phí cho tổ chức quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp…

Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 chương và 222 điều. So với Luật Doanh nghiệp 2005, dự thảo Luật sửa đổi cơ bản giữ nguyên cấu trúc gồm 10 chương; đã bổ sung thêm Chương IV về doanh nghiệp nhà nước; sáp nhập hai chương cũ của Luật Doanh nghiệp là Chương IX quản lý nhà nước và Chương X Điều khoản thi hành thành Chương IX về tổ chức thực hiện. Về số lượng điều khoản, dự thảo Luật tăng 41 điều mới; có 132 điều được sửa đổi, bổ sung; 39 điều được giữ nguyên; bãi bỏ 5 điều.

Các ý kiến thẩm tra cho rằng cần phải luật hóa tối đa những quy định mà thực tiễn đòi hỏi, hạn chế các quy định hướng dẫn để tạo sự thống nhất. Hiện nay quá trình hội quốc tế nhập ngày càng sâu rộng, vì vậy, khi xây dựng luật cần phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố công khai, minh bạch.

Khẳng định doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh và nghị định không cấm là một quy định tiến bộ, đúng với tinh thần của Hiến pháp mới, song có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh để tạo điều kiện cho nhà nước quản lý. Cùng với đó, với quy định doanh nghiệp xã hội trong dự thảo luật, các ý kiến cho rằng cần phải được quy định cụ thể, chặt chẽ nội dung này tránh bị biến tướng để trục lợi….

Từ ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp, hoàn thiện, trình dự án Luật để Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 27 vào trung tuần tháng Tư và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII dự kiến họp vào tháng Năm sắp tới./.

Theo Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *