Bên bờ hạnh phúc

Sáng 15/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp vào TP Cần Thơ dự và chỉ đạo Hội nghị về sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát báo cáo về tình hình sản xuất lúa gạo vụ đông xuân. Ảnh: vGP/Nhật Bắc

 

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng tham dự Hội nghị quan trọng này.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tổng diện tích gieo sạ vụ lúa đông xuân 2013- 2014 đạt khoảng 1,605 triệu ha, tăng hơn 3.200 ha so với vụ đông xuân 2012 – 2013. Năng suất bình quân ước đạt 6,83 tấn/ha, tăng 0,01 tấn/ha. Có thể khẳng định, đây là vụ đông xuân được mùa lớn.

Trong tháng 1 và tháng 2/2014, việc tiêu thụ lúa thuận lợi, giá có lợi cho nông dân. Tuy nhiên từ đầu tháng 3 đến nay giá lúa giảm mạnh (tới 400-500 đồng/kg), dao động ở mức 4.400 – 5.000 đồng/kg lúa thường và khoảng 4.500 – 5.300 đồng/kg lúa chất lượng cao; lúa IR50404 tươi có giá dao động chỉ từ 4.000 – 4.100 đồng/kg.

Thêm vào đó, tình hình xuất khẩu gạo của nước ta cũng đang gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thế giới thấp và Thái Lan hiện đang chào bán gạo ra thị trường thế giới.

Giải pháp nào cho việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại vùng ĐSBCL- vựa lúa lớn nhất của cả nước? Đây luôn là câu hỏi lớn đang được các ngành chức năng và người dân đặc biệt quan tâm khi niềm vui trúng mùa chưa được lâu bà con nông dân tại ĐBSCL lại đang đứng trước cảnh giá thu mua lúa xuống thấp.

Với sự quan tâm trực tiếp, sát sao của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương; với những nội dung cụ thể theo chương trình được thảo luận, Hội nghị sẽ đề ra những giải pháp căn cơ cả về trước mắt và lâu dài cho hạt gạo vùng ĐBSCL.

Trong phần phát biểu tại Hội nghị sáng nay (15/3), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài.

Theo đó, trước mắt, thực hiện tốt chính sách mua tạm trữ gạo, tập trung tháo gỡ rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu; tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách tín dụng để tăng tín dụng cho nông dân đầu tư sản xuất.

Về lâu dài, các địa phương sẽ rà soát lại quy hoạch sản xuất lúa, quy hoạch vùng nuôi thủy sản, đẩy mạnh chương trình đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao thay thế giống lúa cũ, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ./.

PV Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về Hội nghị này.

Theo Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc ( Chinhphu.vn )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *