Bên bờ hạnh phúc

 Đây là số liệu từ kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em được Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), công bố tại Hà Nội, ngày 14-3.

Số lao động này tập trung ở độ tuổi 5-17, trong đó lao động có nhóm tuổi 5-11 chiếm khoảng 15%. Trong số này có 85% lao động trẻ em sinh sống ở khu vực nông thôn, 15% sinh sống ở thành thị. Tỉ lệ lao động trẻ em nam chiếm gần 60%, nữ chiếm trên 40%.

Theo thống kê, hiện 45,2% lao động trẻ em vẫn tiếp tục đi học, 52% đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học. Có 1/3 trong số 1,75 triệu lao động làm việc trên 42 giờ/tuần, trên 2/3 lao động trẻ em là lao động hộ gia đình không được hưởng tiền công, tiền lương vào thu nhập chung của hộ gia đình. Các hoạt động kinh tế trẻ em tham gia, gồm: trồng cây lâu năm, chăn nuôi, khai thác lâm sản, may mặc, bán hàng lẻ, thu nhặt lâm sản… Tỉ lệ lao động trẻ em tại Việt Nam được đánh giá thấp hơn tỉ lệ trung bình của toàn thế giới và rất gần với tỉ lệ của khu vực.

Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng: “Lao động trẻ em cần được loại bỏ bởi nó lấy đi tuổi thơ, tiềm năng và nhân phẩm của những đứa trẻ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của các em”.

Theo Phong Điền ( PL TPHCM )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *