Bên bờ hạnh phúc

Các loài cự đà có cùng một nhiễm sắc thể giới tính thừa hưởng từ tổ tiên chung có niên đại từ kỷ Phấn trắng, khoảng 140 triệu năm trước.

Theo báo cáo khoa học mới nhất, cự đà (hay còn gọi kỳ nhông) là động vật có nhiễm sắc thể giới tính được biết đến lâu đời nhất trong thế giới bò sát.

Nhiễm sắc thể giới tính là cấu trúc gen có trong tế bào để xác định giới tính của một sinh vật. Một số nhóm động vật như động vật có vú và các loài chim không gặp nhiều biến đổi nhiễm sắc thể giới tính. Nhưng loài động vật khác, chẳng hạn như loài bò sát lại có sự đa dạng di truyền ở nhiễm sắc thể giới như các loài mới phát triển.

Cự đà có nhiễm sắc thể giới tính lâu đời nhất

Các nhà nghiên cứu có trụ sở tại Cộng hòa Séc đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy cự đà không theo nhóm bò sát có nhiều nhiễm sắc thể giới tính. Thay vào đó, phần lớn các loài cự đà đã từng tồn tại (ước tính là hơn 1.000 loài), tất cả đều chia sẻ cùng một nhiễm sắc thể giới tính thừa hưởng từ nguồn gốc tổ tiên chung có niên đại từ kỷ Phấn trắng, khoảng 140 triệu năm trước.

Từ kỷ Phấn trắng, loài cự đà đã phát triển rộng trên toàn thế giới, từ Nam Mỹ đến Madagascar, và thích nghi với các môi trường sống khác nhau như sa mạc và rừng nhiệt đới. Mặc dù vậy, loài bò sát này vẫn duy trì các nhiễm sắc thể cổ xưa.

Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch sử dụng kỹ thuật tương tự để kiểm tra nhiễm sắc thể giới tính của các loài bò sát khác, bao gồm tắc kè, rắn và các loại thằn lằn. Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học hy vọng sẽ xác định được hiện tượng này có phổ biến ở các nhóm động vật máu lạnh khác hay không. 

Theo kienthuc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *