Bên bờ hạnh phúc

Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (The Mekong Delta Economic Cooporation- gọi tắt MDEC) là hoạt động liên kết giữa BCĐ Tây Nam Bộ với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế, các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

 

MDEC nhằm khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của từng địa phương và vùng, đem lại sự tăng trưởng bền vững 

 

 

Đến nay, trải qua 6 lần tổ chức, MDEC đã diễn ra rất thành công, tạo được dấu ấn và thế mạnh riêng so với các chương trình hội nghị, hội thảo khác về các vấn đề ĐBSCL.

Vì sự phát triển ĐBSCL

MDEC được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 tại TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Kinh tế vùng ĐBSCL- những tác động từ WTO”. MDEC- Cần Thơ 2008 chọn điểm đột phá: “Vì sự phát triển hạ tầng giao thông”; MDEC- An Giang 2009 tập trung vào mục tiêu: “Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập”.

Với chủ đề “Phát huy lợi thế sông biển, phát triển kinh tế bền vững” MDEC- Kiên Giang 2010 đã đưa ra chủ đề không thể thiếu đối với một quốc gia biển cũng như đối với vùng sông nước Cửu Long. Đứng trước những khó khăn, thách thức của thời kỳ hội nhập, MDEC- Cà Mau 2011 đã chọn chủ đề: “Liên kết, hợp tác phát triển bền vững”.

Thông qua diễn đàn, tính hợp tác và liên kết vùng, liên kết và hợp tác giữa ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh ngày càng hiệu quả và sâu rộng, hướng đến hợp tác phát triển toàn diện. MDEC không chỉ là “Diễn đàn để bàn thảo” mà quan trọng hơn là biến các sáng kiến, đề xuất đã được Chính phủ phê duyệt thành quyết tâm chính trị của cả vùng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả. 

Năm 2012, MDEC được tổ chức tại Tiền Giang, với chủ đề: “Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững”,lần đầu tiên diễn đàn tổ chức sự kiện “Diễn đàn Nông dân ĐBSCL”, với sự quan tâm và thu hút của các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và bà con nông dân vùng ĐBSCL và các địa phương trong khu vực.

Ông Nguyễn Phong Quang- Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, Trưởng BCĐ MDEC- Vĩnh Long 2013:  

MDEC- Vĩnh Long 2013 nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế bền vững. Phát triển kinh tế xanh là cách để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đây là mục tiêu mà ĐBSCL cần hướng đến.

 

MDEC là hoạt động liên kết mở nhằm tăng tính hợp tác và liên kết giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng ĐBSCL; hợp tác và liên kết giữa vùng với các bộ, ngành; hợp tác và liên kết giữa vùng với các địa phương ở trong nước; liên kết giữa vùng với các tổ chức quốc tế và các nước, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng, kinh tế to lớn của vùng ĐBSCL.

Diễn đàn nhằm khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của từng địa phương và vùng, đem lại sự tăng trưởng bền vững. Tăng cường hợp tác với nước ngoài, hợp tác với các nước có lợi ích liên quan trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên sông Mekong; hợp tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và du lịch.

Tập hợp những sáng kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước, các nhà quản lý của bộ, ngành Trung ương, các tỉnh- thành phố trong vùng và các nhà doanh nghiệp theo từng chủ đề; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành về cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển mạnh mẽ, bền vững.

MDEC- Vĩnh Long 2013: ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh

Với chủ đề “ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh”, MDEC- Vĩnh Long 2013 tạo được sức hút, quan tâm đặc biệt. Theo ông Phạm Thành Khôn- Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp, tăng trưởng xanh ngày đã trở thành xu hướng phát triển và được cụ thể hóa bằng Quyết định 1393 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”.
 
Theo đó, tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

 

 
Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.  

Xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, giao thông, năng lượng, ứng dụng công nghệ mới, sản xuất sạch hơn, phát triển đô thị sinh thái, du lịch sinh thái xanh… nên theo ông Phạm Thành Khôn, Vĩnh Long đã sớm đề xuất ý tưởng chủ đề MDEC và nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao.

Chủ đề này cũng phù hợp mục tiêu xây dựng nông thôn mới và nền tảng kinh tế ĐBSCL dựa trên nông nghiệp, sông nước, nguồn thủy- hải sản dồi dào. Do đó, các nội dung sự kiện của diễn đàn kỳ này đặc biệt chú ý đến phát triển bền vững và phải xanh.

 

Theo BCĐ Tây Nam Bộ, đến nay, đã vận động được gần 590,89 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng thương mại cổ phần ủng hộ khoảng 518 tỷ đồng; các doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ an sinh xã hội 64,73 tỷ đồng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vận động hỗ trợ 10 tỷ đồng; Bộ Xây dựng vận động hỗ trợ 10.000 tấn xi măng (tương đương 10 tỷ đồng); Thành ủy, UBND TP Hà Nội hỗ trợ an sinh xã hội cho vùng 5 tỷ đồng. 

 

Theo Lý An ( Vĩnh Long online )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *