Bên bờ hạnh phúc

Trước tình hình tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn , gần đây nhiều nhà khoa học và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng nên giảm diện tích trồng lúa nhằm cân bằng giữa sản xuất và nhu cầu thị trường. Giải pháp là chuyển đổi diện tích lúa thu đông hay còn gọi là lúa vụ 3 ở ĐBSCL sang sản xuất các loại cây trồng khác.

Tuy nhiên , đề xuất này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau; bởi không riêng gì lúa gạo, mà thị trường các loại nông sản khác cũng đang rơi vào tình trạng gặp khó trong khâu tiêu thụ. Vậy trong bối cảnh như hiện nay thì có nên  mỡ rộng diện tích sản xuất lúa vụ 3 này.  

 

Những năm gần đây, ở vùng ĐBSCL, ngoài 2 vụ đông xuân và hè thu, thì việc sản xuất  lúa thu đông, hay còn gọi là lúa vụ 3, cũng được một số địa phương xem là vụ lúa chính. Với diện tích gieo sạ bình quân của vụ lúa này khoảng 600 ngàn ha, thì mỗi năm ĐBSCL sẽ cung cấp thêm một sản lượng lúa hàng hóa trên 3 triệu tấn. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, mà còn  tăng thêm nguồn lúa gạo xuất khẩu.

Năm nay, cũng vào độ cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch, sau khi thu hoạch xong lúa hè thu, bà con nông dân tiếp tục dọn đất gieo sạ ngay vụ lúa thu đông. Hiện nay toàn vùng ĐBSCL xuống giống trên 300 ngàn ha, trong đó tỉnh Vĩnh Long đã gieo sạ gần 40 ngàn ha.

Do tranh thủ thời gian nên vụ lúa thu đông sản xuất gần như liền kề với vụ lúa hè thu và xuống giống cập rập, cho nên khâu làm đất thường không được kỹ lưỡng, xác bã rơm rạ chưa kịp phân hủy … Từ đó ,dễ dẫn đến tình trạng cây lúa bị  ngộ độc hữu cơ .

Ngoài ra, sản xuất lúa ở vụ 3 còn phải  đối mặt với những khó khăn do thời  tiết bất lợi,  làm cho cây lúa phát triển kém, nhất là ở giai đoạn gieo sạ gặp mưa nhiều sẽ làm chết giống phải  dậm vá lại. Mặc khác, trong vụ lúa này, dịch hại cũng xuất hiện khá nhiều do vệ sinh đồng ruộng kém; mầm mống sâu bệnh trên ruộng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn nên có điều kiện để phát triển mạnh . Nông dân sẽ tiêu tốn nhiều chi phí  trong sản xuất.

Bên cạnh đó, do vụ lúa thu đông quá gần với vụ hè thu, canh tác gần như liên tục, nối tiếp nhau, không có thời gian cách vụ và đất đai không được nghĩ ngơi; cho nên khi sản xuất phải sử dụng nhiều phân bón. Theo ngành nông nghiệp và bà con nông dân,  ở vụ thu đông, bình quân mỗi ha cần phải bón từ 350 – 400kg phân các loại,  là một áp lực lớn trong sản xuất.

Theo bà con nông dân, năng suất lúa vụ 3 hầu như không đạt cao như vụ lúa đông xuân và hè thu, bình quân  chỉ đạt từ 4,5-5 tấn / ha. Trong khi đó, do chi phí cao nên giá thành sản xuất lúa cũng tăng cao hơn các vụ khác khoảng 300 đồng/ kg. Ngược lại giá lúa tiêu thụ ở mức thấp, vì thế lợi nhuận hầu như không đáng kể.

Bộ NN-PTNT cho biết sản lượng lúa năm 2013 gần 43,5 triệu tấn; sau khi trừ tiêu thụ nội địa, dự kiến lượng gạo hàng hóa cần phải tiêu thụ khoảng 8 triệu tấn, chưa kể lượng gạo tồn kho năm 2012 chuyển sang khoảng 1,85 triệu tấn. Và theo dự báo của Hiệp hội lương thực VN, tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian tới vẫn chưa sáng sủa . Vì thế, việc mở rộng sản xuất lúa vụ 3 để tăng thêm sản lượng lúasẽ dẫn đến tình trạng lại tiếp tục gặp khó trong tiêu thụ.

Còn theo nhiều nông dân, dù biết rằng  sản xuất lúa vụ 3  không có hiệu quả như các vụ khác, nhưng là nhà nông chỉ  biết có sản xuất lúa, nếu chuyển sang canh tác loại cây trồng khác như rau màu chẳng hạn, thì cần chi phí cải tạo đất, lại chưa có kinh nhiều kinh nghiệm . Hơn nữa, giá cả đầu ra của các loại nông sản này hiện vẫn còn bấp bênh, chưa ổn dịnh  nên khó kích thích nông dân sản xuất.

Đứng trước tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo khó khăn, nhiều nhà khoa học cho rằng không nên mở rộng diện tích lúa vụ 3,  mà chỉ  sản xuất  với diện tích vừa phải, những vùng trong qui hoạch, có đê bao chịu được mức nước lũ cao. Những diện tích còn lại không sản xuất lúa vụ này có thể cho đất nghỉ ngơi, xả lũ để lấy phù sa cung cấp thêm độ màu mỡ cho đất đai ; hoặc cần thiết nghiên cứu và định hướng chuyển sang sản xuất cây trồng khác thích hợp để nâng cao giá trị thu nhập  cho nông dân.  

Với những mặt được cũng như  mất mát thiệt hại của sản xuất lúa vụ 3, thì việc trồng lúa ở vụ này nên giảm bớt diện tích; mà chỉ  sản xuất ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Khi sản xuất bà con phải thận trọng, nhất là chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh sao cho có hiệu quả, mà lại ít tốn kém chi phí, đảm bảo cho cây lúa thu đông phát triển đạt năng suất  và hiệu quả cao.

 

Việc sản xuất lúa ở ĐBSCL cần có cái nhìn tư duy mới, không nên chú trọng nhiều đến sản lượng, mà hướng đến nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Theo nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, việc định hướng chuyển đổi  đối với sản xuất lúa gạo thì  nên giữ  diện tích để đạt từ 20 -25 triệu tấn lúa là đủ cho an ninh lương thực, phần còn lại tùy vào các địa phương mà chuyển đổi linh hoạt sang đối tượng cây trồng vật nuôi khác , có thể trồng bắp, đậu nành , hoặc chăn nuôi hay thủy sản …

Song để giữ lúa ở những vùng có lợi thế  cũng phải có chiến lược phục vụ chuyển sang chế biến thức ăn chăn nuôi, và để làm như thế thì cơ cấu ngành chăn nuôi cũng phải thay đổi theo để phù hợp. Còn Bộ NN-PTNT cho rằng ĐBSCL là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước, nhưng không phải nhất thiết lúc nào cũng sản xuất lúa; mà chỉ  sản xuất ở những vùng qui hoạch, có điều kiện thuận lợi  với một diện tích nhất định. Những diện tích còn lại nên chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp với nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *