Bên bờ hạnh phúc

Hiện nay đang là thời điểm chuyển mùa, cũng là thời điểm các loại dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ trong năm. Ở Vĩnh Long, cùng với các bệnh có nguy cơ gây dịch cao như: tay chân miệng, tả, tiêu chảy; sốt xuất huyết và bệnh dại thì bệnh cúm A (H1N1) cũng là một trong những  bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có số lượng mắc tăng cao.

Vừa qua trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 4  trường hợp dương tính với vi rút cúm A (H1N1), trong đó có 2 ca đã tử vong ngụ ở huyện Mang Thít và phường 8, TP.Vĩnh Long. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành y tế và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác phòng chống cảm cúm trong cộng đồng.

 

 

Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua dịch tiết đường hô hấp khi người bệnh ho, nhảy mũi và có thể lây gián tiếp qua những đồ vật dụng sinh hoạt nơi công cộng hoặc trong nhà bị dính dịch tiết  đường hô hấp của người bệnh. Bệnh cúm rất dễ lây thành đại dịch, đặc biệt là ở những nơi có mật độ dân cư đông. 

Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, có đến hơn 90% người bị cảm cúm ít nhất mỗi năm một lần. Như vậy, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị cảm cúm, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Khi bị bệnh, cảm cúm sẽ có cảm giác đau ở họng, đó là nơi đầu tiên virut cúm xâm nhập vào. Các biểu hiện tiếp theo là chảy nước mũi nhiều và liên tục, đau đầu, chóng mặt và sốt. Triệu chứng xảy ra từ 1 đến 4 ngày sau khi bị nhiễm vi rút. Người mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể xâm nhập vào cơ thể làm viêm phổi, viêm cơ, tấn công hệ thần kinh.

Theo thống kê của TTYTDP Vĩnh Long, trong năm 2012 có 1.639 trường hợp nhiễm cúm, giảm 77,8% so với năm 2011, tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2013 có 1.283 trường hợp, tăng 29,9% so với cùng kì. 

Hàng năm nước ta vẫn ghi nhận khoảng 1,6 đến 1,8 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Theo báo cáo giám sát của các tỉnh, thành phố, trong 3 tháng đầu năm 2013 đã có trên 300.000 người nhiễm cúm, trong đó đã có những trường hợp tử vong do cúm A(H1N1) tại Yên Bái (02 trường hợp) và Thanh Hóa (01 trường hợp). Tại Vĩnh Long trong tháng 6 đã có 2 ca tử vong vì bị cúm A (H1N1).   

Cúm A(H1N1) xuất hiện ở nước ta vào năm 2009, virút cúm A(H1N1) do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây ra, bệnh lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo đường hô hấp. Thông thường, vào thời điểm chuyển mùa trong năm rất thuận lợi cho virút cúm phát tán ra cộng đồng.

Theo kết quả giám sát cúm trọng điểm quốc gia, phân týp virut cúm A có 2 loại là cúm A (H1N1) và cúm A (H3N2), trong đó phân týp virut cúm A (H1N1) chiếm tỷ lệ 46% số mẫu bệnh phẩm dương tính với virut cúm.

Theo ngành y tế, thực tế cúm A(H1N1) cũng giống như cúm mùa và những người khỏe mạnh đều có thể khỏi bệnh khi mắc phải, cúmA(H1N1) chỉ thực sự nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh mãn tính về đường hô hấp, hoặc suy giảm miễn dịch, khi đó cúm A(H1N1)  sẽ diễn tiến nặng hơn, hoặc có thể đưa đến tử vong, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Chính vì thế mà người dân, nhất là những người cơ thể có sức đề kháng yếu, có bệnh mãn tính trong người… không nên chủ quan, mà phải chủ động trong việc phòng tránh tránh Cúm vì những trường hợp dương tính với virut cúm A (H1N1) và cúm A (H5N1) ở nước ta và trên thế giới gặp biến chứng nặng, hoặc tử vong đều chủ yếu nằm trong nhóm đối tượng này.

 Theo báo cáo của Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, trong những tháng đầu năm 2013, tại các tỉnh phía Nam đã ghi nhận 23 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Riêng tỉnh Vĩnh Long, đến thời điểm hiện nay có 4 trường hợp dương tính với virút cúm AH1N1, trong đó có 2 ca  tử vong, ngụ tại xã Tân Long, huyện Mang Thít và địa bàn phường 8, Tp Vĩnh Long. Với 2 trường hợp âm tính với cúm A (H1N1), sau thời gian điều trị đã hoàn toàn khỏi bệnh và xuất viện. 

 Trước tình hình cúm AH1N1 xảy ra trên địa bàn tỉnh, ngành y tế đã tiến hành phun thuốc sát khuẩn mở rộng bán kính ra khoảng 300 m từ nhà người bệnh bị tử vong nhằm diệt mầm bệnh, hạn chế lây lan ra cộng đồng. Công tác theo dõi sức khỏe của người nhà và những người từng tiếp xúc với người bệnh đã tử vong do cúm A H1N1 cũng đang được nhân viên y tế giám sát chặt chẽ.

 Đây là hình ảnh của một trong số 4 bệnh nhân dương tính với virut cúm A (H1N1) ngụ tại huyện Vũng Liêm. Khi nhập viện bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, đau họng, mệt mỏi, kém ăn….  Sau 18 ngày điều trị và theo dõi, bệnh nhân đã hoàn toàn khỏi bệnh và được kết luận âm tính với virut cúm A (H1N1) và vừa xuất viện cách đây 4 ngày tại BVĐKVL. Sau khi bệnh nhân xuất viện, bệnh viện đã tiến hành phun hóa chất diệt khuẩn nơi bệnh nhân nằm điều trị nhằm hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh lây lan ra cộng đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2012 và kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2013”,cùng với các bệnhcó nguy cơ gây dịchcao như:tay chân miệng, tả, tiêu chảy; sốt xuất huyết và bệnh dại;tỉnh Vĩnh Long dự báo năm 2013,bệnh Cúm A (H1N1)và  Cúm A (H5N1)sẽ là một trong những  bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có số lượng mắc có thể tăng cao.

Bs Trần Văn Út, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm A (H1N1) trên địa bàn với 2 bệnh nhân tử vong, Sở Y tế Vĩnh Long đã mua khẩn cấp 500 viên thuốc đặc trị Tamiflu phục vụ điều trị và dự phòng; ưu tiên khám, điều trị, tuyên truyền, phòng, chống, dập dịch đúng theo các quy trình, hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh. 

 
 

Vĩnh Long  tăng cường công tác truyền thông để người dân không hoang mang và biết cách phòng, chống; rà soát, củng cố hoạt động các Ban Chỉ đạo phòng chống dịch ở tất cả 8 huyện, thành phố, 100% xã, phường, thị trấn và các đội chống dịch cơ động. Hệ thống y tế dự phòng của tỉnh, nhất là huyện Mang Thít và thành phố Vĩnh Long là hai địa phương đã có người tử vong do cúm A (H1N1) tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, xử lý môi trường kịp thời và theo dõi nhiệt độ hàng ngày theo quy định đối với những người tiếp xúc với 2 bệnh nhân đã tử vong do cúm A (H1N1). Tỉnh chuẩn bị sẵn sàng lực lượng chống dịch cơ động, cơ số thuốc, hóa chất diệt khuẩn đảm bảo xử lý triệt để ổ dịch.

Các bệnh viện đa khoa tỉnh và các huyện, thành phố chuẩn bị phương án khi có dịch bệnh, phân công trực 24/24 giờ; chuẩn bị đủ nơi cách ly, thu dung, điều trị kịp thời, đúng phác đồ của Bộ Y tế. Riêng Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, bác sĩ Nguyễn Thành Nhôm ,GĐ bệnh viện cho biết: Bệnh viện đã thành lập Ban Chỉ đạo và đội phòng chống dịch cúm A với gần 20 y, bác sĩ, điều dưỡng; dành 20 giường ở Khoa lây-nhiễm (50% số giường của Khoa) phục vụ việc tiếp nhận, thu dung, cách ly, điều trị các ca bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm cúm A. Nếu bùng phát dịch, Bệnh viện sẽ dành toàn bộ 40 giường của Khoa lây-nhiễm phục vụ công tác chống dịch.

Với những công ty, xí nghiệp có lực lượng công nhân đông đảo luôn phải làm việc trong một môi trường tập thể thì công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm cũng luôn được quan tâm chú trọng. Điển hình tại Xí nghiệp may Vĩnh Tiến có hẳn một tổ Y tế để phục vụ cho việc chăm sóc theo dõi sức khỏe của công nhân tại đây. Ngay trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ như hiện nay thì việc nâng cao ý thức của công nhân trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và phòng chống cảm cúm là rất cần thiết.

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan thành dịch lớn, đặc biệt là ở những nơi có mật độ dân cư đông. Để phòng tránh căn bệnh này, người dân cần nâng cao ý thức trong việc vệ sinh cá nhân và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mọi người cần:

– Thường xuyên rửa tay kĩ bằng xà phòng, tránh chùi lên mắt, mũi, miệng.

– Mang khẩu trang khi bị bệnh hoặc đến chỗ đông người.

– Hạn chế tiếp xúc với người hô hấp cấp tính.

– Thường xuyên sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mắt, mũi, họng.

– Thường xuyên lau nền nhà và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường.

– Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với tập thể dục để tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể.

– Cuối cùng sử dụng Vaccin để phòng bệnh, vì đây là biện pháp chủ động phòng chống bệnh có hiệu quả và dễ thực hiện nhất hiện nay.

Bản thân mỗi người dân cũng cần phải nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về bệnh cúm và những biện pháp phòng chống. Cụ thể là cần nâng cao sức đề kháng, luyện tập thể lực thường xuyên. Ngành y tế cũng đã khẳng định muốn phòng chống bệnh cúm đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và hành vi của cả cộng đồng.

Nguyệt Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *