Bên bờ hạnh phúc

Được biết đến là loài mối của đại dương, mọt ẩm sinh sống nhờ ăn gỗ mục và cây cối bên dưới biển. Mới đây, các nhà khoa học Anh phát hiện mọt ẩm có thể mang lại những đột phá to lớn trong nghiên cứu nhiên liệu sinh học lỏng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của con người trong tương lai.

Ảnh minh họa

Bằng cách sử dụng các phân tích hóa sinh tiên tiến và kỹ thuật hình ảnh tia X, các nhà khoa học từ trường đại học York và, đại học Portsmouth của Anh đã phát hiện được cấu trúc và chức năng của một loại enzyme rất quan trọng mà mọt ẩm dùng để tiêu hóa các mẫu gỗ. Enzyme này được gọi là cellulase, có thể chuyển cellulose thành đường.

Ông Simon McQueen-Mason, giáo sư của Đại học York cho biết: "Cellulase có thể biến các mẫu gỗ thành các loại đường đơn giản. Nhờ đó, mọt ẩm có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng cho mình. Tuy nhiên, những gì chúng tôi quan tâm ở đây là làm thế nào chúng ta có thể biến các thứ giống như gỗ thành đường để có thể sử dụng chúng tạo ra nhiên liệu sinh học."

Hiện nay, để tạo ra nhiên liệu sinh học lỏng từ các vật liệu phế thải như rơm, gỗ thường rất công phu và tốn kém. Vì thế, các nhà nghiên cứu Anh cho rằng loại enzyme mà mọt ẩm dùng để phân hủy cellulose sẽ rất cần cho con người trong việc phát triển nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, để chiết xuất enzyme từ mọt ẩm là một điều không thực tế. Thay vào đó, họ đã vẽ sơ đồ di truyền enzyme và chuyển nó thành một loại vi sinh công nghiệp có thể sản xuất với số lượng lớn. Bằng cách làm này, các nhà khoa học hy vọng sẽ cắt giảm được nhiều chi phí trong việc biến các vật liệu phế thải thành nhiên liệu sinh học xanh.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *