Bên bờ hạnh phúc

Từ đầu năm nay, dịch cúm H5N1 đã tái phát trở lại trên đàn gia cầm và lây lan nhanh ở một số tỉnh trên cả nước, trong đó ở khu vực ĐBSCL có các tỉnh Đồng Tháp, Tiền giang, TP Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm  H5N1 , làm chết hàng loạt đàn gà vịt ở hộ dân đang nuôi. Đây là loại dịch bệnh khá nguy hiểm,  không chỉ gây thiệt hai về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn uy hiếp đến tính mạng con người .

 

Do vậy, để ngăn ngừa dịch cúm H5N1 tái phát và lây lan trên diện rộng , Bộ nông nghiệp – PTNT chỉ  đạo  các tỉnh phải  quản lý tốt đàn gia cầm , đẩy mạnh công tác tiêm phòng  và  tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại ; đồng thời theo dõi diễn biến của dịch bệnh và có biện pháp khống chế nhanh khi dịch bệnh bộc phát. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân  nâng cao ý thức phòng ngừa và  bình tĩnh trước  trước sự  xuất hiện trở lại  của  dịch bệnh này .

 Theo các chuyên gia thú y , hiện nay dịch cúm H5N1 trên đàn gia cầm diễn biến không còn theo qui luật như trước đây; trở nên bất thường và xuất hiện cả trong lúc thời tiết nắng nóng. Từ đầu năm đến nay, một số tỉnh  đã xuất hiện dịch cúm H5N1 trên đàn gia cầm đang nuôi và đã có ít nhất 1 bệnh nhân bị nhiễm vi rút cúm A/ H5N1 .

Trước tình hình này, ngành thú y nhận định dịch cúm gia cầm rất có thể sẽ bộc phát và lan rộng  ở các tỉnh ĐBSCL; bởi trong thời gian qua tổng đàn gia cầm của khu vực này phát triển khá mạnh, nhất là đàn vịt . Ngoài ra, còn nhiều hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đăng ký khai báo và tiêm phòng không được đầy đủ. Song song đó ,các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm giữa các tỉnh trong khu vực tăng cao và ngày càng phức tạp, nên ngành thú y luôn gặp khó khăn trong việc quản lý và kiểm soát. Nếu như  công tác quản lý, phòng ngừa dịch bệnh của các địa phương và việc tuân thủ tiêm phòng cho gia cầm của bà con chưa thật tốt, thì dịch bệnh sẽ có nguy cơ xuất hiện trong vùng.

Riêng tỉnh Vĩnh Long- một trong những địa phương ở ĐBSCL có đàn gia cầm phát triển mạnh, tuy dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát, nhưng cũng không phải an toàn. Mới đây, trên địa bàn tỉnh đã có 3 đàn gia cầm nuôi ở hộ dân thuộc 2 huyện Vũng Liêm và Bình Tân bị nhiễm bệnh H5N1 được phát hiện vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 này.

Cụ thể vào ngày 1/ 5/2013, một hộ dân ở ấp Thành Ninh, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân nuôi  2 bầy vịt với tổng số  1200  con,   báo tin số vịt đang nuôi bị  chết hàng loạt . Cơ quan chức năng lấy mẫu gởi xét nghiệm cho kết quả dương tính với cúm H5N1. Ngành thú y địa phương đã xử lý ngay và tiến hành tiêu độc sát trùng, không để cho dịch bệnh phát tán ra xung quanh

Tuy các đàn gia cầm bị nhiễm bệnh H5N1 trên địa bàn tỉnh đã bị khống chế và không  lây lan ra diện rộng, nhưng do mầm bệnh vẫn lưu tồn trong môi trường và ngay trên vật nuôi, vàviệc vận chuyển mua bán gia cầm ở các địa phương ngày càng phức tạp, khó quản lý,  cho nên nguy cơ dịch bệnh  có thể bộc phát và lây lan bất  cứ lúc nào, nếu như  ý thức của người dân chưa tốt và công tác phòng ngừa không được thực hiện đúng mức.

Theo ngành chuyên môn, điều đáng lưu ý là qua kết quả xét nghiệm, cúm gia cầm xuất hiện gần đây mang virút  độc lực cao có khả năng lây sang người.  Cho nên để ngăn ngừa  dịch bệnh , ngành thú y đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm và virút H5N1, từ đó nâng cao cảnh giác trong việc phòng chống, ngăn chặn lây lan trên diện rộng. 

Trước những thông tin liên tục về dịch cúm gia cầm và việc nhiễm bệnh cúm này ở người, dẫn đến phản ứng của người tiêu dùng là ngại sử dụng các loại thực phẩm từ gia cầm mà chọn các loại thực phẩm khác thay thế. 

Tuy nhiên, khác với những đợt dịch trước, hiện tại người tiêu dùng không hoàn toàn quay lưng với loại thực phẩm này. Nếu như trước đây, mỗi lần xảy ra cao điểm của dịch bệnh, nhiều người bán buộc phải tạm nghỉ, thậm chí các quán ăn cũng phải chuyển đổi món để giữ khách thì ở thời điểm hiện nay, phản ứng của thị trường vẫn khá ổn định và bình tĩnh. Người mua tin tưởng vào công tác kiểm dịch chặt chẽ nên vẫn tiêu dùng bình thường.

 

Trên thực tế, mỗi đợt dịch bệnh xảy ra thì chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn chính là người nuôi và các hộ tiểu thương kinh doanh mua bán thịt gia cầm.

Hiện nhiều người bán đã ý thức lựa chọn nguồn gốc gia cầm có chọn lọc hơn . Cũng giống như tâm lý của người tiêu dùng,  tiểu thương kinh doanh cũng thích nghi nhanh với yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Đáng quan tâm là việc  kinh doanh các loại gia cầm sống chưa qua giết mổ. Hoạt động này vẫn diễn ra hàng ngày tại các chợ thành thị lẫn nông thôn, là cách tự sản tự tiêu tại mỗi địa phương: Người bán có nhu cầu chi xài chỉ bán 1, 2 con gà hoặc vịt , còn người mua thì mua đi bán lại để hưởng chênh lệch , giải quyết nhu cầu tại chỗ. Xác định nguồn gốc của các loại gia cầm này  là chuyện không đơn giản.

Thực tế  cho thấy, trước dịch cúm gia cầm lần này, thị trường mua bán loại hàng hóa này vẫn tương đối bình ổn. Điều dáng ghi nhận là cả người mua và người bán đều  nâng cao  ý thức trước dịch bệnh nên khá bình tĩnh và quan tâm đúng mức đến nguồn goc gia cầm .

Vấn đề đặt ra cho địa phương hiện nay là làm thế nào để ngăn ngừa cúm H5N1 tái phát trên đàn gia cầm, tránh lây lan thành dịch, trách những thiệt hại đáng tiếc cho cả người chăn nuôi, người  bán và người tiêu dùng.

Theo ngành chức năng, cách tốt  nhất  vẫn là sử dụng vacxin tiêm phòng và vệ sinh tiêu độc sát trùng. Ngành thú y đã vận động người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đúng qui trình và đủ liều. Ngoài ra còn vận động các cá nhân, gia đình  khi chăn nuôi phải khai báo số lượng . Các hộ nuôi vịt chạy đồng phải đăng ký để cấp sổ theo dõi tổng đàn và thời gian tiêm phòng, nhằm giúp cho công tác quản lý gia cầm ở địa phương và ngành chức năng được thuận lợi . Đồng thời, tập trung công việc tiêu độc sát trùng  và  hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi  thực hiện tốt  công tác vệ sinh thú y .

Ngoài ra, để quản lý tốt đàn gia cầm trong tình hình dịch bệnh H5N1 đe dọa như hiện nay, ngành thú y đã vận động hộ dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên, để ngăn chặn virút từ bên ngoài  xâm nhập  vào  khu vực chăn nuôi. Yêu cầu các hộ  có nuôi  gia cầm phải thực hiện khai báo khi gia cầm bị bệnh chết hàng loạt, tuyệt đối không bán hoặc giết gia cầm bệnh để làm thức ăn và không vứt  xác gia cầm bệnh chết  ra môi trường. Mặt khác , đẩy mạnh công tác kiểm dịch thú y  nội tỉnh, cũng như xuất nhập tỉnh. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra việc mua bán, vận chuyển gia cầm, nhằm phát hiện và xử lý ngay những sản phẩm, vật nuôi chưa qua kiểm dịch, đảm bảo cho người tiêu dùng khi tiêu thụ gia cầm có chất lượng tốt.

Phía người tiêu dùng cũng cần có ý thức , chỉ mua những sản phẩm gia cầm có qua kiểm tra của ngành chức năng,  để bảo vệ an toàn sức khỏe của mình và gia đình.

Trước tình hình dịch cúm H5N1 tái phát trên đàn gia cầm đang nuôi và đe dọa đến tính mạng con người;  bên cạnh các biện pháp phòng ngừa chung , ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về vệ sinh thú y và vận động các hộ chăn nuôi thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Bà con nông dân cũng cần tập trung phòng ngừa dịch bệnh , áp dụng  qui trình chăn nuôi tiến bộ , thực hiện nuôi an toàn sinh học. Đáp ứng các yêu cầu trên thì đàn gia cầm của tỉnh có thể phát triển an toàn trong điều kiện dịch cúm H5N1 đang tái phát nhưng trong vòng kiểm soát như hiện nay .

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *