Bên bờ hạnh phúc

Mới đây, dưới sự trung gian hòa giải của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người vừa kết thúc chuyến thăm Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã nhất trí bình thường hóa quan hệ sau khi Israel chính thức xin lỗi về vụ 9 công dân Thổ Nhĩ Kỳ bị các binh sĩ Israel sát hại trong một cuộc đột kích đội tàu cứu trợ đi vào dải Gaza hồi năm 2010. Theo giới phân tích, sự xích lại gần nhau hơn giữa Tel Aviv và Ankara là một nhân tố quan trọng nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Trung Đông.

Thổ Nhĩ Kỳ và Israel từng có thời là những đồng minh quan trọng của nhau trong khu vực. Nhưng sau sự việc trên, Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel, đòi dỡ bỏ lệnh phong tỏa Dải Gaza trước khi nói đến chuyện bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Hơn 2 năm qua, Israel cũng đã viện lý do tự vệ để nhất quyết không xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ dù không ít lần Washington kêu gọi nhượng bộ.

Nhưng với sự trợ giúp của Tổng thống Obama, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã giải quyết được mâu thuẫn kéo dài trong thời gian qua, mở đường cho sự nồng ấm trở lại trong mối quan hệ giữa hai đồng minh quân sự này của Mỹ.

Tổng thống Obama và Thủ tướng Israel Netanyahu.

Theo giới phân tích, việc thiết lập lại quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ là cực kỳ cần thiết đối với Israel trong bối cảnh hiện nay. Nó có thể thúc đẩy sự hợp tác trong khu vực nhằm ngăn chặn cuộc nội chiến ở Syria lan ra khu vực và giảm bớt thế cô lập ngoại giao của Israel tại Trung Đông, giữa lúc nhà nước Do Thái đang đối mặt với các thách thức từ chương trình hạt nhân của Iran.

Đoàn tàu cứu trợ của Thổ Nhĩ Kỳ tới Gaza bị Israel tấn công tháng 5/2010 – Ảnh: Getty Images

Thật vậy, hôm 23/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết, những quan ngại về sự an toàn của kho vũ khí hóa học của Syria là nhân tố thúc đẩy việc khôi phục các mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo ông, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước cùng có đường biên giới với Syria, cần liên lạc với nhau về vấn đề này.

Trong khi đó, một số chuyên gia nhận định, việc Israel và Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục quan hệ ngoại giao đã giúp Washington thoát khỏi thế khó xử khi hai đồng minh gần gũi ở Trung Đông "làm mặt lạnh" trong gần 3 năm. Mỹ muốn đưa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel xích lại với nhau, để tìm kiếm sự ủng hộ tại khu vực này trong vấn đề giải quyết hòa bình giữa người Israel và Palestine.

Vì thế, nhiều nhận định cho rằng lời xin lỗi của Thủ tướng Israel dù có chậm, nhưng xem ra có lợi cho cả Mỹ, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, sự kiện này sẽ giúp Israel và Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác nhằm giải quyết hàng loạt các thách thức và cơ hội mà hai bên hiện có, qua đó thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *