Bên bờ hạnh phúc

Lạc đà luôn được coi là động vật biểu tượng của các vùng sa mạc nóng và khô. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Canada mới đây tuyên bố đã thu được những bằng chứng cho thấy loài động vật có bướu này từng sinh sống ở vùng cao Bắc cực, thuộc nước này.

Hình mô phỏng các con lạc đà từng sống ở Bắc cực cách đây khoảng 3,5 triệu năm. Ảnh: Live Science

Theo đó, các nhà khảo cổ đã phát hiện phần còn lại của hóa thạch một con lạc đà 3,5 triệu năm tuổi trên hòn đảo Ellesmere ở Nunavut, vùng lãnh thổ cực bắc của Canada. Con lạc đà cổ đại này có kích thước lớn hơn 30% so với các loài lạc đà hiện đại. Nó được nhận diện nhờ kỹ thuật đo lường hàm lượng một protein trong xương có tên collagen tuýp 1. Các động vật có vú khác nhau thường chứa một hàm lượng đặc trưng protein này và chúng có thể tồn tại lâu hơn các phân tử sinh học khác trong cơ thể.

Cô Natalia Rybczynski, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và là chuyên gia cổ sinh vật học đến từ Bảo tàng Tự nhiên Canada cho biết: “Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy lạc đà từng có mặt ở Bắc cực. Thực tế này rất đáng ngạc nhiên vì lâu nay chúng ta thường nghĩ rằng lạc đà gắn với những môi trường sống khô hạn và bán khô hạn”.

Theo các nhà nghiên cứu, các giống lạc đà hiện đại có họ hàng với loài lạc đà khổng lồ từng sinh sống trong một khu vực Bắc cực vốn ấm áp hơn hiện nay và có rừng bao phủ.

Minh Thái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *