Bên bờ hạnh phúc

 Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 được triển khai thực hiện trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non; phấn đấu đến năm 2015 có 100% tỉnh, thành trong cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

 

Thực hiện đề án này, Vĩnh Long đã có nhiều nỗ lực nhưng hiện nay, tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, làm cho tiến độ thực hiện chậm.

Đến thời điểm này, trong số 15 xã, thị trấn của Huyện Long Hồ, mới chỉ có 1 trường Mầm non ở xã Tân Hạnh gần đạt chuẩn phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Mặc dù được quan tâm, đầu tư nhưng trường vẫn gặp khó khăn về cơ sở vật chất và thiếu giáo viên. Riêng cơ sở vật chất trường thiếu các phòng chức năng, bếp ăn nhỏ hẹp gây khó khăn cho việc chăm sóc trẻ.

Cô Nguyễn Thị Kim Hồng, HT Trường Mầm Non Tân Hạnh, Long Hồ cho biết: “ Theo chương trình GDMN mới thì mình dạy theo nhóm, theo vui chơi của trẻ cô chỉ là người hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động trên lớp, nhưng nếu trường nhỏ hẹp như thề thì giáo dục của mình có cố gắng bao nhiêu cũng không đạt kết quả cao như lớp đạt chuẩn. Thiếu GV thì các cô sẽ chăm sóc chưa tốt và việc đưa trẻ vào học bán trú mà không chăm sóc tốt thì phụ huynh không đưa trẻ vào học

Theo bà Phạm Thùy Hương, chuyên viên Phòng GD-ĐT Long Hồ: “ Đa số các nơi đều thiếu đất để xây dựng các phòng học nhất là phục vụ cho bán trú và buổi chiều 2 buổi. Một khó khăn thứ 2 là đội ngũ giáo viên vì hiện tại bậc học mầm non đang thiếu gv rất nhiều. Điều rất là khó khăn nữa là kinh phí phục vụ cho bậc học mầm non”.

Trường Mầm non phường 8, TPVL được đầu tư xây dựng khang trang nhưng khó khăn hiện nay của trường là việc huy động trẻ ra lớp và trẻ chuyên cần.

Cô Nguyễn Thị Lan Phương, gv trường Mầm non 8, TP Vĩnh Long cho biết“ Khó khăn nhất trong thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi ra lớp là khi đến từng hộ gia đình thì gia đình không có nhà, đi du lịch hay làm ăn xa. Mình phải đến rất là nhiều lần để huy động trẻ ra lớp. Và  một số gia đình đòi hỏi phải có nhiều quyền lợi đến con người ta thì mới đồng ý cho con em đi học”.

Theo Thạc sĩ  Nguyễn Tấn Phát, phó Trưởng Phòng GD-ĐT TPVL : “ Nếu chúng ta dồn hết nội lực của trường mà tập trung cho trẻ 5 tuổi thì các trẻ còn lại cũng bị thiệt thòi/ Một điều nữa là tiêu chuẩn quy định đưa ra là chuyên cần, nếu như trẻ trong quá trình đi học có 10 chủ đề nếu như vắng do bệnh hoặc theo ba mẹ đi làm ăn thì trẻ không đạt 10 chủ đề đó thì nhà trường ko đủ điều kiện cấp giấy hoàn thành chương trình tiểu học cho trẻ, mà ko cấp thì ko hoàn thành chỉ tiêu đưa ra”.

Theo quy định, để đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, các xã, thị trấn phải đảm bảo các điều kiện về giáo viên; cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi, các lớp mẫu giáo 5 tuổi; huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% trẻ 5 tuổi được học bán trú và 15% trẻ học 2 buổi/ ngày; tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 2%…

Tuy nhiên, với 127 trường mầm non ở 107 xã, phường thị trấn trong tỉnh hiện nay, Vĩnh Long chỉ có 1/4 số trường mầm non có đủ phòng học, sân chơi và các phòng chức năng.

 Tiến sĩ Trương Thị Bé Hai, GĐ Sở GD-ĐT Vĩnh Long cho biết: “ Dự kiến đến cuối năm nay thì PCMN 5 tuổi đạt 13 xã, tuy nhiên đối với CSVC thì đang rất khó khăn. Ngành GD cũng đã lên kế hoạch chi tiết, với tổng kinh phí đề án là 427 tỷ thì năm 2012 thực hiện bao nhiêu ở địa điểm nào và kinh phí mỗi địa điểm là bao nhiêu có địa chỉ rất cụ thể. Tuy nhiên với nhu cầu lớn như vậy, nguồn lực của tỉnh thì giới hạn nên đến nay nguồn kinh phí cấp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Và nếu như với đà như thế này thì đến năm 2015 chúng ta cũng khó thực hiện được”.

Đề án PCGDMN trẻ 5 tuổi là một chủ trương lớn mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo cho trẻ 5 tuổi được thụ hưởng mọi quyền lợi giáo dục, chuẩn bị tâm thế sẳn sàng cho các em bước vào lớp 1. Thế nhưng để thực hiện tốt đề án này thì ngoài sự nỗ lực hết mình của ngành giáo dục cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội , đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp và sự nhận thức cao của phụ huynh học sinh. Có như thế thì đề án mới có thể thực hiện đạt mục tiêu theo đúng lộ trình đề ra ./.

Trâm Anh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *