Bên bờ hạnh phúc

Ngày nay, việc xây dựng các trang web nhằm thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại đã không còn là việc xa lạ đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để giúp cho hệ thống doanh nghiệp có thể khai thác triệt để công dụng của công cụ hỗ trợ này , tiến tới các hoạt động giao thương bằng thương mại điện tử thì ngoài sự nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, vẫn rất cần sự hỗ trợ từ phía các ngành chức năng. 

 

 

Đi tiên phong trong phong trào thiết kế website nhằm giới thiệu về hình ảnh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp tại Vĩnh Long lại chính là một cơ sở chuyên kinh doanh giống cây trồng tại xã cù lao An Bình, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Nếu như năm 2002, khi mà việc thiết kế trang web hãy còn xa lạ và chưa thông dụng với nhiều người , thì đơn vị này đã mạnh dạn đầu tư để thiết kế một trang web với đầy đủ các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, quan trọng nhất chính là phần quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và cung cấp miễn phí các dịch vụ tư vấn về kỹ thuật canh tác cây ăn trái. 

Thông qua trang web, doanh nghiệp đã phát triển rất nhanh thị trường tiêu thụ từ miền tây, miền đông, miền bắc cho đến thị trường xuất khẩu ra ngoài nước. Đặc biệt là chỉ từ cơ sở sản xuất cây giống nhỏ của tỉnh , nay đã nổi tiếng cả nước và phát triển thành Công ty TNHH cung cấp cả về cây giống lẫn truyền thông và các dịch vụ nông nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất cây ăn trái. Nhiều giống cây ăn trái được anh Nghiệp lai tạo được cấp giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu hàng hóa như: ổi nữ hoàng , mít nghệ cao sản, dừa thơ Island……...Đây được xem là địa chỉ xanh của ngành nông nghiệp , mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 300.000 giống cây ăn trái đặc sản. Ngoài kinh doanh giống cây ăn trái, nhờ tiềm năng quảng bá và giao dịch từ trang web, doanh nghiệp này còn mạnh dạn đầu tư mô hình du lịch sinh thái. Trung bình mỗi năm, doanh nghiệp này đón trên 33.000 khách du lịch quốc tế mà  đa phần khách hàng đặc tuor trực tiếp thông qua giao dịch trực tuyến với doanh nghiệp. 

Đối với lĩnh vực viễn thông, việc ứng dụng tiên phong công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã giúp cho các doanh nghiệp tạo nên những bước tiến vượt bậc trong điều hành quản lý, hoạt động kinh doanh lẫn phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Tại không ít doanh nghiệp, nhờ ứng dụng tốt thương mại điện tử nên luôn phát huy tối đa năng lực làm việc của mỗi nhân viên.  Quan trọng là các dịch vụ gia tăng tiện ích mà doanh nghiệp triển khai đều được khách hàng cập nhật nhanh chóng. Mới đây nhất là việc liên kết với hệ thống ngân hàng áp dụng hình thức giao dịch trực tuyến qua điện thoại di dộng như chuyển tiền, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh toán trực tuyến cước phí điện thoại. 

 

 Nhờ vậy mà chỉ sau 10 năm , Viettel đã trở thành Tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2012, doanh nghiệp này đứng vào top 10 mạng thuê bao phát triển mới nhiều nhất toàn cầu. Riêng tại chi nhánh Viettel Vĩnh Long cũng đạt danh hiệu 3 năm liên tiếp là doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh với trên 350.000 thuê bao, doanh thu trên 300 tỷ đồng.

 Thực tế trên cho thấy, thương mại điện tử là một giải pháp tốt  góp phần tăng tính hiệu quả trong kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Và giới doanh nghiệp hiện nay cũng đã chú trọng hơn vào việc ứng dụng thương mại điện tử lẫn các phương tiện hỗ trợ. Đến đầu năm 2012, số lượng doanh nghiệp đặt hàng qua điện thoại chiếm 91%, email 64%, website 10%. Còn doanh nghiệp nhận đặt hàng qua điện thoại là 92%, Fax  là 82%, email là 66% và website là 11%. Có 45% doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng website công ty và 35 sàn giao dịch thương mại điện tử được xác nhận trên toàn quốc. Trong giai đoạn đến năm 2015, Chính phủ cũng đã có nhiều chủ trương phát triển thương mại điện tử nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phải nhìn nhận là quá trình chuyển đổi này còn khá chậm, cho đến thời điểm này, tại Vĩnh Long, nhiều doanh nghiệp cũng chỉ mới bắt đầu tham gia việc thiết kế trang web và việc ứng dụng cũng chỉ dừng lại ở tiện ích là quảng bá sản phẩm. 

Đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vĩnh Long đều đi lên từ quy mô kinh doanh hộ gia đình. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp còn chưa tiếp cận nhanh với việc ứng dụng thương mại điện tử. Để tìm hướng đi mới trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu có sự chuyển hướng nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc xây dựng trang web nhằm quảng bá sản phẩm chứ chưa hướng đến việc hình thành các giao dịch thương mại trên mạng cũng như áp dụng hình thức quản lý, thanh toán điện tử. 

 

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, nhiều Sở ngành cũng đã tham gia vào việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử cho hệ thống doanh nghiệp. Cụ thể, Sở KH công nghệ Vinh Long  đang thực hiện đề án hỗ trợ cho trên 50 doanh nghiệp thiết kế trang web nhằm tiến tới các giao thương trên mạng. Trong kế hoạch hoạt động của Sở thông tin truyền thông năm 2013 cũng đã dự trù nguồn kinh phí hỗ trợ cho khoảng 70 doanh nghiệp xây dưng website riêng. Tuy nhiên, với số lượng doanh nghiệp hiện có trong toàn tỉnh thì sự hỗ trợ này vẫn còn quá ít và chỉ mới dừng lại ở việc phổ cập công nghệ chứ chưa thể giúp các doanh nghiệp phát triển thương mại xa hơn. 

Có thể khẳng định ứng dụng thương mại điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể dẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm và cũng mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng trong các giao dịch. Đây cũng chính là hình thức kinh doanh phát triển tất yếu khi mà nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ đó, sản phẩm kinh doanh của địa phương sẽ không chỉ gói gọn tiêu thụ trong nước mà còn dễ dàng mở rộng sang thị trường thế giới. Nhưng để làm được điều này, để có thể phát triển thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó thì vẫn còn cần nhiều nỗ lực vươn lên từ phía doanh nghiệp lẫn hoạt động hỗ trợ, quản lý của ngành chức năng.

 Kim Phụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *