Bên bờ hạnh phúc

Rau, củ, quả chứa nhiều nước, tinh bột và protein, hàm lượng chất béo rất ít, hơn nữa còn là nguồn quan trọng của khoáng chất, chất xơ và vitamin rất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu mắc sai lầm khi ăn uống rau, củ, quả sẽ gây hại cho sức khỏe.

 

 

Ăn cà chua trước bữa ăn?

Nếu ăn cà chua trước bữa ăn sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày, dẫn tới sự giãn nở dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, dạ dày khó chịu… Vì vậy, cà chua nên ăn sau bữa ăn mới có thể giảm đáng kể lượng axit trong dịch vị dạ dày.

Trộn lẫn củ cải với cà rốt

Không nên trộn lẫn cà rốt với củ cải. Bởi vì, trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.

Rửa hoặc ngâm nấm hương trong nước quá lâu

Trong nấm hương có loại chất chống ôxy hóa lysergic, sau khi hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Nếu bạn rửa quá nhiều lần hoặc ngâm nước quá lâu trước khi chế biến, nấm hương sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi nấu nấm hương không nên nấu bằng nồi sắt hay nồi đồng, để tránh mất dinh dưỡng.

Tiêu thụ quá nhiều caroten

Mặc dù caroten rất bổ dưỡng, nhưng phải ăn ở mức độ vừa phải. Bổ sung quá nhiều caroten (từ nước ép trái cây từ cà rốt hoặc cà chua) có thể làm tăng lipid máu, khiến da mặt và da tay có màu vàng, mất cảm giác ngon miệng, tinh thần bất ổn, bồn chồn, thậm chí ngủ không ngon giấc kèm theo sợ hãi, khóc, mơ màng vào ban đêm…

Ăn mướp đắng sống

Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó, không nên ăn mướp đắng sống mà trước khi ăn nên trần mướp đắng trong nước sôi để loại bỏ axit oxalic – axit gây vị đắng, chát. Những người cần bổ sung một lượng lớn canxi không nên ăn quá nhiều mướp đắng.

 Ăn quá nhiều rau cải bó xôi

Cải bó xôi chứa một lượng lớn axit oxalic vì vậy không nên ăn quá nhiều. Axit oxalic vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi và kẽm tạo ra oxalat canxi và oxalat, chúng không dễ dàng hấp thụ và gặp khó khăn trong việc bài tiết ra ngoài. Nó còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và kẽm trong ruột, gây ra sự thiếu hụt canxi, kẽm, khiến xương, răng phát triển không tốt, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ.

Tỏi tây để quá lâu sau khi đã nấu chín

Tốt nhất nên ăn tỏi tây ngay sau khi nấu xong, không nên để quá lâu. Nếu giữ quá lâu, một lượng lớn nitrat trong đó sẽ biến thành nitrit, gây ngộ độc. Những người tiêu hóa không tốt nên hạn chế ăn tỏi tây.

Nấu rau xanh quá lâu

Các loại rau xanh khi nấu thì không được nấu quá lâu. Nếu không, các nitrat trong rau xanh sẽ biến thành nitrit, bất lợi cho sức khỏe. Các loại rau đông lạnh cũng không được nấu quá lâu, nếu không rau sẽ bị nát mất rất nhiều dinh dưỡng.

Theo Hoài An ( tài liệu của Viện Dinh dưỡng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *