Bên bờ hạnh phúc

Nhà điêu khắc Vaziri đã sử dụng những phế liệu bị vứt đi sau các cuộc picnic hoặc trên lề đường để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Ông cho biết: "Như bạn thấy đấy, thực ra đây là viện bảo tàng tái sinh. Tôi đã sử dụng các vật liệu phế thải để tạo ra nó. Điều đáng tự hào là là tôi đã thể hiện được nét văn hóa và nghệ thuật độc đáo của Iran, với 7.000 lịch sử. Mục tiêu của tôi là làm cho mọi người ý thức, biết giữ gìn, trân trọng và bảo vệ thiên nhiên hơn".

Ông đã dành khu vườn 1000m2 của mình, 1 tài sản rất đắt tiền tại một trong những khu du lịch hàng đầu ở thủ đô  Tehran, cho những người yêu nghệ thuật, lịch sử và thiên nhiên. Khu vườn nay đã trở thành viện bảo tàng này với các tác phẩm được làm từ đủ loại vật liệu phế thải đã mang đến nhiều điều đáng ngạc nhiên cho du khách.

Nhà điêu khắc Vaziri đang sử dụng những phế liệu bị vứt đi sau các cuộc picnic hoặc trên lề đường để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật.

Một vị khách cho biết: "Các vật liệu phế thải và những thứ ít có giá trị đã được sử dụng rất hiệu quả. Thật đáng ngạc nhiên. Mặc dù có nhiều thứ đáng xem trong những viện bảo tàng khác của thành phố nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy những thứ như thế trong 1 viện bảo tàng ngoài trời. Dòng sông bao quanh, thiên nhiên, cây cối và tiếng chim hót líu lo đã góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của viện bảo tàng".

Khu vườn  1000m2 của ông đã trở thành viện bảo tàng này với các tác phẩm được làm từ đủ loại vật liệu phế thải đã mang đến nhiều điều đáng ngạc nhiên cho du khách

Ông Vaziri cho biết sẽ tiếp tục đầu tư hòan chỉnh viện bảo tàng này để thể hiện nhiều hơn nữa nét văn hóa độc đáo của người Iran. Ông cũng mong muốn giới trẻ Iran khám phá nó. Công việc của ông vẫn còn đang tiếp tục được thực hiện và ông quyết tâm xây dựng một lâu đài lớn nhất ở Iran.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *