Bên bờ hạnh phúc

Chiếc thuyền Plastiki rời San Francisco, Mỹ vào cuối tháng 3 vừa qua, mang theo 6 thành viên thực hiện chuyến hành trình dài 11 ngàn hải lý vượt Thái Bình Dương.

Hầu như toàn bộ con thuyền được “kết” từ các chai nhựa. Các chai này được gắn kết với nhau bằng một chất hồ hữu cơ làm từ mía đường, đào lộn hột và từ các nguyên liệu khác. Cột thuyền cũng được làm từ ống nước bằng nhôm đã bị bỏ đi. 

Thuyền trưởng David De Rothschild được chào đón như một vị anh hùng sau 4 tháng lênh đênh trên biển. Mục đích chuyến hành trình của chiếc thuyền làm bằng chai nhựa này nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường, về sự nguy hiểm của nhựa phế thải đối với đại dương.

Thủy thủ đoàn 6 người đã sống trong khoang lái rộng có 6×4,5m, tắm bằng nước biển, ăn đồ hộp, uống nước mưa đã qua tái chế và thỉnh thoảng có một bữa rau tươi từ “khu vườn” nhỏ trên thuyền

Phát biểu trong buổi họp báo sau chuyến hành trình, thuyền trưởng David De Rothschild cho biết: “Nếu bạn về nhà tối nay và ăn món cá như thường lệ, chắc chắn bạn không biết rằng cá mà bạn đang ăn đã nhiễm độc, thứ chất độc mà chúng ta không nhìn thấy được. Hay nói cách khác thức ăn của chúng ta bị nhiễm độc khi đựng trong các túi nhựa dẻo. Chỉ tính riêng ở Australia, mỗi ngày có đến 10 triệu túi nhựa được sử dụng. Bạn thử nghĩ xem chúng sẽ đi về đâu?”

Hầu như toàn bộ con thuyền được “kết” từ các chai nhựa. Các chai này được gắn kết với nhau bằng một chất hồ hữu cơ làm từ mía đường, đào lộn hột và từ các nguyên liệu khác. Cột thuyền cũng được làm từ ống nước bằng nhôm đã bị bỏ đi

Trong suốt hành trình kéo dài 128 ngày, thủy thủ đoàn 6 người đã sống trong khoang lái rộng có 6×4,5m, tắm bằng nước biển, ăn đồ hộp, uống nước mưa đã qua tái chế và thỉnh thoảng có một bữa rau tươi từ “khu vườn” nhỏ trên thuyền.

Chiếc thuyền Plastiki sẽ được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng tại Sydney vào tháng tới.

Hồng Hậu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *