Bên bờ hạnh phúc

 Sấy lúa là công đoạn quan trọng nhất sau thu hoạch, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và tỷ lệ thu hồi qua tồn trữ và chế biến gạo sau này. Từ lợi ích thiết thực này, hiện nay nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư lò sấy phục vụ sản xuất, nhất là trong mùa mưa lũ.

 

Thấy được hiệu quả của việc sấy lúa sẽ tăng chất lượng và hạn chế được tỷ lệ hao hụt , năm 2008, anh Đinh Ngọc Định ở thị trấn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng để xây dựng lò sấy lúa vỉ ngang với công suất 3 tấn.

Anh Định cho biết: “Khi vô lúa xong, máy khởi động thì mình chỉnh đồng hồ cho nhiệt độ nó như thế nào là vừa đủ . Ví dụ như sấy lúa giống, nhiệt độ trung bình từ 40-42 độ , nếu sấy lúa hàng hóa có thể cao hơn chút đỉnh , để cho nhiệt độ đều và lúa giống nẩy mầm tốt hơn. Trong quá trình sấy lúa, tùy theo lúa mình ướt nhiều hay ít , mình chạy đến khi nào mặt lúa nó lên mặt trắng là đều , thì chúng ta bắt đầu tiến hành trở mẻ , cách trở là chúng ta xúc 1 đầu cho trống và sau đó càu lúa theo dạng cuốn chiếu và cuối cùng mình đổ phần xúc ra về cuối cùng và sấy thêm khoảng 5 tiếng nữa là lúa đạt kết quả.”

 

Hiện nay, toàn vùng ĐBSCL có gần 6.500 máy sấy các loại tương đương với khoảng 9.220 máy qui chuẩn loại 4,4 tấn/mẻ đang sử dụng.

Theo ngành chuyên môn, chỉ riêng trong vụ lúa hè thu hoặc thu đông nếu người trồng lúa không sử dụng máy sấy mà phơi lúa theo truyền thống, mức độ hao hụt từ 1,5 đến 2,85% tổng sản lượng lúa, nếu cả khu vực có gần 1,85 triệu héc-ta, năng suất bình quân 4,5 tấn/ha thì có gần 150.000 tấn lúa bị thất thoát.

Theo Kỹ sư Thái Thành Triều, Trưởng phòng kỹ thuật – Chi cục BVTV Vĩnh Long: “Lúa trong mùa này nó bị ẩm ướt , nếu chúng ta không phơi hoặc sấy kịp thời thì nó ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo sau này . Do đó chúng tôi đề nghị bà con sau khi thu hoạch lúa , chúng ta tranh thủ đến những nơi sấy lúa gần nhất để sấy lúa nhằm đảm bảo ẩm độ hạt lúa chúng ta đạt 13,14% thì nó không ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo sau này.”

 

Đầu tư công nghệ sau thu hoạch mà trực tiếp là lò sấy lúa không chỉ đơn thuần là vấn đề về vốn, mà cần có cơ chế đồng bộ cho người sản xuất, sử dụng, nhằm góp phần tăng chất lượng lúa, giải quyết việc làm cho nông dân nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân.

Lúa được sấy sẽ làm giảm tỷ lệ hao hụt thất thoát trong mùa mưa lũ, chất lượng hạt gạo sẽ được bảo đảm hơn, góp phần giải quyết lương thực quốc gia, tăng cường khả năng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *