Bên bờ hạnh phúc

Thị trường năng lượng thế giới đã tiếp tục giao dịch trong không khí ảm đạm vào đêm 18/9, khi giới đầu tư tỏ ra lo ngại về triển vọng tăng trưởng èo uột của nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, một số nhân tố địa – chính trị và kinh tế khác cũng đang góp phần khiến giá “vàng đen” hạ nhiệt trong hai phiên liên tiếp sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 4 tháng qua.

Chốt phiên giao dịch ngày 18/9 theo giờ địa phương tại New York (Mỹ), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 đã tiếp tục giảm 1,33 USD, xuống còn 95,29 USD mỗi thùng. Còn trên sàn Luân Đôn (Anh), giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng sụt 1,76 USD và đóng cửa ở mức 112,03 USD mỗi thùng. Như vậy, trong hai phiên giao dịch liên tiếp vừa qua, giá dầu Brent đã sụt tổng cộng 4,25% – mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 21/6 năm nay.
 

Giới phân tích cho rằng sự hưng phấn về đợt nới lỏng định lượng mới (QE3) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã dần dịu xuống sau khi nó giúp thị trường hàng hóa toàn cầu khởi sắc trong vài phiên giao dịch gần đây. Các nhà đầu tư giờ đây chú ý nhiều hơn đến lý do khiến FED đưa ra động thái trên, đó chính là sự hồi phục chậm chạp của kinh tế Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao tại nước này. Theo nhận định của giới chuyên gia, triển vọng tăng trưởng mong manh tại Mỹ là nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm giá dầu trong hai phiên liên tiếp vừa qua.
 

Ngoài ra, thị trường năng lượng toàn cầu còn chịu ảnh hưởng bởi thông tin dự báo rằng nguồn cung xăng, dầu thô và các chế phẩm khác từ dầu mỏ tại Mỹ có thể tăng mạnh. Mới đây, có tin cho biết Mỹ đã đồng ý mở kho dự trữ dầu chiến lược, trong khi nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới Ả-rập Xê-út dự định tăng sản lượng khai thác lên mức cao nhất – khoảng 10 triệu thùng mỗi ngày.

Cùng lúc, cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone, và sự mất giá của đồng euro so với USD cũng đã góp phần khiến giá dầu đi xuống.
 

Bên cạnh đó, theo giới phân tích, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp biển đảo cũng tác động tiêu cực tới giá dầu, bởi nó có nguy cơ đe dọa nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu. Hiện Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiên liệu hàng đầu thế giới, nhưng đang có triển vọng tăng trưởng kinh tế ì ạch.

Tình hình căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản thậm chí còn được nhận định có nguy cơ phá vỡ quan hệ thương mại song phương giữa hai nước này và điều đó sẽ tác động tới thị trường dầu mỏ.
 

Theo dự báo của giới chuyên gia, giá vàng đen có khả năng sẽ tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới.
 

Phúc Châu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *