Bên bờ hạnh phúc

 Hơn 3 năm trở lại đây, khách hàng nhiều nơi biết đến thanh long ruột đỏ của Trà Vinh như một đặc sản mới của địa phương này. Và giờ đây người ta gọi thanh long Trà Vinh như là cách để phân biệt với thanh long đến từ các vùng nổi tiếng khác như Long An, Chợ Gạo, hay Bình Thuận. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là khi nói đến Thanh Long Trà Vinh, người ta hiểu ngay đó là Thanh Long ruột đỏ. Bây giờ, để nâng cao giá trị cho cây trồng của mình, bà con nông dân vùng này đang phấn đấu sản xuất theo chương trình Viet Gap.

 

 

Bắt đầu trồng thanh long ruột đỏ từ năm 2007, với diện tích không nhiều khoảng 3 công, giờ đây gia đình ông Lê Văn Sĩ ở ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh cũng có nguồn thu nhập khá ổn định. Năm 2011 vừa qua, ông thu lãi trên 50 triệu đồng. Năm nay, thanh long đang cho trái không thua kém năm rồi, tuy giá có giảm đôi chút nhưng vẫn đảm bảo gia đình thu lãi khá.

Hơn 5 năm trước, khi thấy ông Nguyễn Văn Mười ở cùng ấp mang giống thanh long ruột đỏ về trồng đầu tiên ở đây, qua tham khảo thị trường và học hỏi kinh nghiệm, ông Sĩ bắt đầu trồng theo.

Được biết không riêng gì  gia đình ông Sĩ, nhiều hộ khác cũng trồng với diện tích khá nhiều. Hiện toàn xã đã có trên 22 ha tính ra sản lượng cũng lên đến gần 400 tấn mỗi năm. Bà con cho biết, so với nhiều cây trồng khác, thanh long ruột đỏ vẫn đang là cây trồng ưu tiên lựa chon của bà con. Tuy nhiên, do trước đây, diện tích và sản lượng còn ít, bà con bán chợ không bị thừa. Nay sản lượng đã tăng, đến giữa năm vào vụ thuận của tất cả các loại trái cây kể cả thanh long từ các vùng khác, nên vấn đều tiêu thụ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, được biết ngày từ năm 2010, khi những hộ đầu tiên trồng thanh long tại địa phương có sản phẩm tiêu thụ thì xã Đức Mỹ đã hỗ trợ Thành lập Tổ hợp tác về cây ăn trái này. Với mục đích, là giúp bà con học tập kỹ thuật, nhân rộng mô hình và đảm bảo đầu ra. Tuy nhiên, sản xuất theo quy trình cũ, không đảm bảo an toàn, khó đi vào các thị trường lớn. Bằng chứng là thời gian quan, thanh long ruột đỏ của tổ hợp tác khá khó khăn do không có đơn vị bao tiêu, mà căn cơ xuất phát từ chỗ bà con không có thanh long đạt chứng nhận GAP.

Được tin như vậy, bà con trong tổ hợp tác mạnh dạn phấn đấu sản xuất theo quy trình GAP,…Trong đó có hộ của ông Lê Văn Sỹ. Dù chưa quen lắm với cách làm mới nhưng ông vẫn đang quyết tâm để trong năm tới tổ hợp tác được trao chứng nhận Viet Gap.

 

Trải qua nhiều bài học từ các địa phương khác, giờ đây người nông dân nói chung bà con trong tổ hợp tác Thanh Long ruột đỏ ấp Đại Đức nói riêng cũng ý thức được rằng, khi nào mình chưa sản xuất được trái an toàn theo tiêu chuẩn GAP thì khi đó đừng nghĩ đến chuyện được đảm bảo đầu ra ổn định, hay được xuất khẩu ra nước ngoài. Anh Tô Văn Sang cũng là thành viên khá tâm huyết với cây thanh long đang rất thấm thía với bài học cũ mà không thừa này. Anh Sang cùng 17 hộ khác đang có chung một hy vọng sau khi thực hiện xong quy trình GAP do Hội làm vườn Tỉnh kết hợp với Hội Nông dân các cấp tại địa phương hỗ trợ.

Tổ hợp tác Thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức, hiện có 28 thành viên với 18 ha, trong đó có 18 hộ tham gia chương tình Viet Gap, với diện tích 12 ha. Nếu thực hiện xong chương trình Viet Gap vào thời gian tới, hy vọng đây sẽ là mầm mống tốt để phát triển bền vững cây trồng này tại địa phương. Và rồi, thanh long ruột đỏ sẽ được xem là cây đổi đời thực sự cho bà con tại xã Đức Mỹ này.

Thúy Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *