Bên bờ hạnh phúc

Đề án được thông qua sẽ giúp tăng cường trách nhiệm của cán bộ trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói riêng và trước nhân dân cả nước nói chung.

 

 

Sáng 19/8, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp về việc xây dựng Đề án “Quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Việc xây dựng Đề án quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là hết sức cần thiết, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; đồng thời, tham mưu, giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân tìm ra các giải pháp khắc phục những điểm hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần thực hiện quy định của Hiến pháp và luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

Việc xây dựng Đề án cũng phù hợp với yêu cầu đã nêu trong Nghị quyết số 27  về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong đó, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Quy chế về việc bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012.

Đề án được thông qua sẽ đáp ứng mục đích như: Giúp Quốc hội, Hội đồng nhân dân giám sát một cách chặt chẽ, thường xuyên hơn; tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thay mặt cử tri đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm của mình đối với người do mình bầu ra hoặc phê chuẩn trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Qua đó, tăng cường trách nhiệm của những người này trước Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói riêng và trước nhân dân cả nước nói chung; đáp ứng yêu cầu quản lý, đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ; gắn kết việc lấy phiếu tín nhiệm với quy trình bỏ phiếu tín nhiệm…

Dự thảo Đề án được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, chặt chẽ, thận trọng, có cơ sở pháp lý; đồng thời, ngăn ngừa việc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để gây khó khăn cho việc thực hiện công tác cán bộ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *