Bên bờ hạnh phúc

Trong cơ thể, gan chịu trách nhiệm nặng nề nhất, đó là giải độc và bài tiết chất thải ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân làm cho gan suy yếu, trong đó thực phẩm góp sức không nhỏ.

Măng nếu không chế biến kỹ sẽ là món ăn làm hại gan – Ảnh: Internet

 

 

Thực phẩm hư, ẩm, mốc có khả năng hủy hoại gan vì chúng chứa nhiều độc tố, buộc gan phải làm việc “quần quật” để tống khứ chất độc. Ví dụ như aflatoxin có nhiều trong đậu phộng mốc có khả năng gây ung thư gan. Điều cần cảnh báo là hàm lượng aflatoxin có trong đậu phộng rang ăn liền. Vì thế, nên chọn các đơn vị sản xuất có uy tín, hoặc có thể chọn loại đậu mới tự rang và làm kẹo đậu phộng. Islanditoxin có trong gạo mốc, nếu dùng gạo mốc thường xuyên gan sẽ bị “trọng thương”. Vì thế chọn gạo mới là cách tốt nhất đánh bại “kẻ thù” của gan.

Bên cạnh đó, gan còn sợ các loại nguyên liệu làm nhiều món ăn hấp dẫn như: măng, khoai mì… Măng chứa độc tố cyanide, để ăn được các món ngon từ măng, cần chọn măng có màu vàng và vị chua vì đã được luộc và ngâm nước, lúc này lượng cyanide trong măng đã bị hủy gần hết. Tương tự, khoai mì cũng có chứa độc tố, nhẹ gây hại cho gan, nặng gây chết người. Cách “khóa tay” độc tố tốt nhất là lột vỏ, ngâm củ khoai mì trong nước một đêm, luộc nhiều nước và mở nắp để loại bỏ độc tố hại gan. Các món chiên giòn nhiều dầu mỡ, tuy không hại gan nhưng buộc gan phải tiết nhiều acid mật để tiêu hóa chất béo. Điều này khiến cho gan “mệt mỏi”.

Theo lương y Đinh Công Bảy, các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ tuy không làm hại gan nhưng buộc gan phải lao động cật lực lâu ngày khiến suy giảm chức năng. Vì vậy, nếu ai thích ăn cay cho sáng mắt thì cũng chỉ ăn vừa phải đừng để… “tối” gan. Các loại thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản cũng làm gan điêu đứng vì phải tìm cách loại hóa chất ra khỏi cơ thể.

Theo Cát Tường ( PNO)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *