Bên bờ hạnh phúc

         Trong giai đoạn kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, xúc tiến đầu tư và thương mại có nhiều khó khăn. Thực tế này đòi hỏi các tỉnh không thể xúc tiến riêng lẻ mà phải có sự liên kết để khai thác thế mạnh chung của cả vùng. Nhà đầu tư cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn trong giai đoạn trước và sau giấy phép. Qua đó không những tạo được niềm tin ban đầu cho các doanh nghiệp mà còn tạo ra cơ hội làm ăn mới từ trong thời điểm kinh tế suy thoái.

Để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, chỉ tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức được 8 cuộc với 43 lượt doanh nghiệp trong tỉnh tham gia. Trong đó, chủ yếu là tại các hội chợ thương mại tại các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ. Đặc biệt năm nay là năm hoạt động xúc tiến thương mại ngoài nước được đẩy mạnh, nhất là tại thị trường các nước lân cận: Campuchia, Lào. Đây cũng là những nước có hoạt động kết nghĩa với tỉnh Vĩnh Long. Nội dung chính của hoạt động xúc tiến thương mại là cùng các doanh nghiệp thực hiện khảo sát, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tổ chức tham gia các Hội chợ triển lãm thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm giúp cho các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá.

 

Một nội dung quan trọng trong xúc tiến thương mại là hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin, dự báo, phân tích thị trường. Qua đó giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến giá cả, các thông tin về các hàng rào kỹ thuật, thương mại của các nước. Việc hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá xuất khẩu chủ lực của tỉnh cũng được tăng cường. Trong đó, sản phẩm cải chua Tân Định, Tân Lược, Bình Tân là hướng đi đúng.

Tuy nhiên, việc quảng bá sản phẩm đặc sản của tỉnh ra nước ngoài còn chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do thiếu sự phối hợp giữa địa phương và các ngành. Vì vậy, tuy là đặc sản nhưng đầu ra vẫn còn nhiều bấp bênh, như: bưởi 5 roi Mỹ Hòa, khoai lang Bình Tân, v.v….

Xúc tiến thương mại đã khó thì xúc tiến đầu tư lại càng không dễ, nhất là trong thời điểm suy thoái, doanh nghiệp co cụm trong sản xuất. Theo Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay tỉnh đã tổ chức tiếp xúc, vận động 12 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó, 2 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng mức đầu tư đăng ký khoảng 368 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty CP Xuất nhập khẩu Vĩnh Long đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng nhà máy lau bóng gạo ở xã Xuân Hiệp, Trà Ôn và Công ty Kim Cương Xanh đầu tư khoảng 14 triệu USD xây dựng nhà máy tái chế vỏ xe tại Khu công nghiệp Bình Minh. Ngoài ra còn có 5 dự án với tổng mức đăng ký đầu tư ước khoảng 594 tỷ đồng và 300 ngàn USD, đang được các ngành chức năng hướng dẫn thủ tục đầu tư.

 

Có thể thấy xu hướng liên kết vùng là hướng đi tất yếu cho cả hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư. Cuối tháng 5 vừa qua, một cuộc xúc tiến đầu tư vào ĐBSCL cũng vừa được tổ chức tại TP. HCM. Các chuyên gia kinh tế, doanh nhân đều đánh giá cao tiềm năng của vùng ĐBSCL nói chung và Vĩnh Long nói riêng. Song, trở ngại lớn nhất vẫn là vấn đề nhân lực, nhất là lao động chất lượng cao.

Kế đến là tư duy trong xúc tiến thương mại đầu tư cũng cần được thay đổi. Trong xúc tiến thương mại, các tỉnh cũng đã cùng liên kết với nhau trong hoạt động xúc tiến, nhất là xúc tiến đầu tư ngoài nước. Lần đầu tiên Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Long chủ động kết hợp Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh ĐBSCL bàn kế hoạch tham gia hội chợ thương mại Vĩnh Long – Kongpong Speu vào tháng 10 tới.

Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới xúc tiến thương mại và đầu tư là hướng đi cần thiết. Qua đó chủ động mời gọi đối tác, cải thiện môi trường đầu tư nhất là đối với ĐBSCL, nơi chiếm 20% dân số cả nước, đóng góp GDP tương ứng nhưng hiện chỉ thu hút xấp xỉ 5% vốn đầu tư nước ngoài.

Quốc Dũng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *