Bên bờ hạnh phúc

        Phát triển kinh tế hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp là một trong những nội dung của tiến trình xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Long. Theo thống kê thì trên địa bàn tỉnh hiện có trên 35 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động.

          Đánh giá chung của ngành chủ quản thì các tổ chức này cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, cải thiện thu nhập cho xã viên. Tuy nhiên, có một thực tế là chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở Vĩnh Long ngày càng có xu hướng sụt giảm. Đầu ra cho sản phẩm gặp khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, năng lực điều hành quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh là những cái khó mà nội tại, mà bản thân các hợp tác xã không thể giải quyết trong một sớm, một chiều.

 

          Hợp tác xã sản xuất lúa Hồi Tường – xã Xuân Hiệp huyện Trà Ôn được thành lập nhằm thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng lúa hàng hóa, hướng tới đạt tiêu chuẩn Viet GAP. Được sự hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trực tiếp từ các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, quá trình canh tác lúa của trên 42 xã viên nơi đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong khi nhiều địa phương lân cận bị nhiễm cỏ dại và lúa cỏ lân cận thì 30 ha lúa của Hợp tác xã hầu như bị nhiễm với tỷ lệ không đáng kể. Ngoài ra thì các loại dịch hại tấn công trên lúa cũng hạn chế hơn, do toàn bộ xã viên đều áp dụng quy trình “3 giảm 3 tăng” trong vụ Hè Thu năm nay.

          Không riêng gì ở Xuân Hiệp, vấn đề xã viên tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi cũng được thể hiện khá rõ ở nhiều hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đa phần chỉ dừng lại ở đây. Bởi hầu hết các hợp tác xã đều gặp khó khăn về nguồn vốn, nguồn nhân lực để mở rộng dịch vụ sản xuất kinh doanh.

          Hiện hợp tác xã Hồi Tường đang có nhu cầu mua một máy làm đất để phục vụ cho xã viên và bà con trong vùng. Theo ước tính của Ban chủ nhiệm, với giá trị trên 300 triệu đồng, chỉ trong vòng chưa đầy 02 năm là có thể thu hồi vốn. Do máy làm đất công suất lớn đang có nhu cầu cao nên phương án này được đánh giá là rất khả thi. Tuy nhiên, đối với ngân hàng thì họ không nghĩ vậy.

          Nhằm đáp ứng nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính phủ đã có chính sách để mở rộng kênh tín dụng đối với lĩng vực này. Một trong những nội dung quan trọng là các hợp tác xã, chủ trang trại có thể vay tối đa đến 500 triệu theo hình thức có thế chấp hoặc không có thế chấp bằng tài sản. Mặc dù đã có hiệu lực vào giữa năm 2010 nhưng đến nay hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn vẫn không tiếp cận được nguồn vốn từ chính sách này.           

           Xung quanh nguồn nhân lực có nhiều vấn đề. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên sự hạn chế trong hoạch định phương án sản xuất kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả cao ở các hợp tác xã nông nghiệp.

 

         Như tại hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành Lợi huyện Bình Tân. Mặc dù đã đạt được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn nhưng đến nay vấn đề bao bì, nhãn mác và vùng nguyên liệu cho sản phẩm vẫn chưa được thực hiện tốt. Đặc biệt, mối liên hệ giữa xã viên và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã rất lỏng lẻo. Trồng loại hoa màu gì, quy trình kỹ thuật chăm sóc như thế nào, tiêu thụ ra sao đều do xã viên quyết định. Chính vì vậy mà hợp tác xã luôn gặp khó khi được đề nghị các đơn đặt hàng với số lượng lớn, trong khi  hầu hết xã viên không biết trồng loại hoa màu nào, đành phải phó mặc cho sự rủi may của thị trường như nhiều nông dân khác. 

          Từ hiện trạng trên cho thấy, sự thiếu thốn nguồn vốn và hạn chế về nhân lực là hai vấn đề mà các hợp tác các hợp tác xã nông nghiệp ở Vĩnh Long đang gặp phải. Tuy đây không phải là mới, nhưng do chưa có phương án khắc phục tốt, nên hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp không đáp ứng được kỳ vọng của xã viên.

          Ngành chức năng cần sớm đưa ra những phương án mang tính khả thi hơn để các hợp tác xã nông nghiệp thật sự hoạt động đúng theo tính chất của một đơn vị sản xuất, kinh doanh. Có như vậy, hợp tác xã nông nghiệp mới trở thành một hình thức sản xuất, kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

          Trung Hiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *