Bên bờ hạnh phúc

         Tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới, sự suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng trong 20 năm qua tăng tưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Long vẫn được duy trì, bình quân giai đoạn 1992-2011 đạt 8,7%/năm, quy mô nền kinh tế năm 2011 tăng gấp 5 lần so năm 1992.

 

         Riêng ngành thương mại – dịch vụ có bước chuyển biến đáng kể; hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển mạnh, hàng hoá phong phú và đa dạng, lưu thông thông suốt, đáp ứng được nhu cầu của người dân, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

        Hoạt động ngoại thương ở Vĩnh Long trong những năm qua không ngừng phát triển,thị trường xuất khẩu được củng cố và mở rộng, hàng hóa xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạngnhư: Gạo, thủy sản đông lạnh, giày da, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, rau quả, nấm rơm muối,… Đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 19,6 lần so với năm 1992, tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 17%/năm. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có sản lượng và giá trị tăng cao như: Gạo tăng gần 7,3 lần về sản lượng, thủy sản đông lạnh tăng hơn 9,9 lần, hàng thủ công mỹ nghệ tăng gần 13,2 lần về giá trị giá trị…

          Theo ông Phạm Tứ Phương, Phó GĐ Sở Công thương Vĩnh Long: “Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn này là 17%/năm. Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh có thể nói là rất đa dạng, phong phú. Đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt khá cao 378 triệu USD, mức cao nhất từ trước đến nay, từ việc xuất khẩu đạt doanh số cao như vậy đã góp phần tiêu thụ lượng hàng hóa đáng kể trên địa bàn tỉnh, giá trị xuất khẩu đó đồng nghĩa với việc sản phẩm của người nông dân làm ra bán được giá cao”.

          Bây giờ, người dân ở nông thôn mua sắm hàng tiêu dùng không cần phải đi xa đến tận chợ huyện hay chợ tỉnh như trước đây, mà tại địa phương hàng hóa đã được bày bán khá nhiều thông qua việc phát triển mạng lưới chợ nông thôn. Nhiều chợ nông thôn hiện đã kinh doanh đầy đủ các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng điện tử, điện lạnh,…mà trước đây chỉ có ở những chợ lớn.

           Chị Võ Thị Mỹ Lệ, Người dân xã Phú Qưới – Long Hồ – Vĩnh Long  cho biết:“So trước đây tui thấy thuận tiện hơn rất nhiều, tại vì ở khu chợ này các mặt hàng gần như đầy đủ rồi. Trước đây thì nhiều khi mấy mặt hàng như nồi cơm điện, quạt máy đồ phải lên Vĩnh Long nhưng mà bây giờ ở đây có đầy đủ hết”.

          Từ những năm đầu tái lập tỉnh, hoạt động nội thương diễn ra sôi động, mạng lưới cung ứng vật tư, nguyên liệu, trao đổi mua bán hàng hoá trong tỉnh được tăng cường đen tận các vùng nông thôn.Hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển mạng lưới chợ có nhiều chuyển biếntích cực; đặc biệt là phát triển các siêu thị ở thành phố Vĩnh Long, hệ thống cửa hàng tiện ích và mạng lưới chợ nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 108 chợ và 4 siêu thị, tăng 30 chợ so với năm 1992. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2011 đạt gần 21.000 tỷ đồng, tăng hơn 38,4 lần so với năm 1992, tăng trưởng bình quân trong 20 năm qua đạt gần 23,7%/năm.

          Cũng theo ông Phạm Tứ Phương, Phó GĐ Sở Công thương Vĩnh Long: “Qui mô của ngành được hình thành và phát triển rộng khắp, mạng lưới cung ứng vật tư, trang thiết bị và trao đổi mua bán hàng hóa thì có thể nói mở rộng từ trung tâm của tỉnh đến các huyện xã, phường thị trấn, đến tận người tiêu dùng, đặc biệt là TP Vĩnh Long mạng lưới cung ứng bán lẻ, bán buôn có thể nói rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là các hệ thống siêu thị như siêu thị Co.op Mart, siêu thị Vinatext. Bên cạnh đó các siêu thị vừa và nhỏ như là siêu thị điện máy, siêu thị trang trí nội thất, điện thoại di động, v..v.., góp phần hình thành hệ thống phân phối trên địa bàn TP Vĩnh Long rất đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng”. 

          Các ngành dịch vụ ở tỉnh trong những năm qua phát triển nhanh và đa dạng, nhất là hoạt động bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ tư vấn, kinh doanh bất động sản, dịch vụ ngân hàng,… Có thể nói, qua 20 năm phát triển, ngành thương mại – dịch vụ của Vĩnh Long có những bước chuyển biến đáng kể, từng bước thực hiện tốt vai trò cầu nối gắn kết sản xuất với tiêu dùng, liên kết thị trường nội tỉnh với cả nước, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Giá trị các ngành thương mại – dịch vụ trong 20 năm qua tăng bình quân 12%/năm.

          Tấn Xuân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *