Bên bờ hạnh phúc

Với mục đích giúp người trồng cà chua đạt hiệu quả cao, từ tháng 11/2007 đến nay, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (thuộc sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long) đã nghiên cứu thành công kỹ thuật ghép ngọn cà chua lên gốc cà tím để cây ghép có khả năng kháng bệnh héo xanh, bệnh khảm.

Cây cà chua gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh khảm và héo rũ tốt hơn

Chương trình nghiên cứu đã cung cấp trên 100.000 cây cà chua gốc ghép cho nông dân ở 30 mô hình trồng khảo nghiệm ở các huyện Bình Tân, Vũng Liêm và TPVL. Qua kết quả so sánh, theo dõi, ghi nhận về tỷ lệ kháng bệnh, các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất nhiều vụ, Trung tâm đã đánh giá, cà chua gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh khảm và héo rũ tốt hơn giống đối chứng. Đặc biệt, năng suất cà chua gốc ghép trung bình đạt khoảng 45 tấn/ha, thời gian thu hoạch hơn 4 tháng, mang lại lợi nhuận khá cao cho nông dân.

Theo Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Long, sử dụng cây cà chua có gốc ghép kháng bệnh hiện nay là biện pháp nhằm phòng trừ bệnh héo xanh, bệnh khảm có hiệu quả và an toàn nhất. Kỹ thuật này giúp nông dân nâng cao thu nhập nhờ cây cà tăng năng suất, tăng chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cà chua, thực hiện canh tác trong các khu công nghệ cao không có điều kiện luân canh.

Tuy nhiên, nhược điểm khi trồng cây ghép hiện tại là chi phí đầu tư cho khâu giống nhiều hơn do giá thành cây giống còn cao, thời gian sinh trưởng cây ghép chậm hơn cây cà được trồng trực tiếp từ 1 – 2 tuần. Vì vậy, Trung tâm khuyến cáo, nông dân khi trồng cà chua gốc ghép trên diện rộng cần chăm sóc, tỉa bỏ chồi dại từ gốc, làm giàn chống đổ ngã, đặt cây với độ sâu phù hợp, tránh ảnh hưởng đến vị trí ghép…

Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *