Bên bờ hạnh phúc

 Dịch hại rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (VL&LXL) trên lúa thời gian qua đã gây nhiều thiệt hại cho nông dân ở các tỉnh, thành trên cả nước. Để chủ động đối phó và dập dịch rầy nâu bảo vệ lúa, từ năm 2006 đến nay lãnh đạo các ban ngành từ TW đến địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác chống dịch. Bài học kinh nghiệm đúc kết từ những chiến dịch phòng chống rầy nâu hại lúa thời gian qua hiện vẫn đang được nông dân ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất.

 

Tại Vĩnh Long, thời gian qua, nhờ thực hiện tốt các chiến dịch ra quân, tuyên truyền chủ động phòng chống rầy nâu mà diện tích lúa nhiễm bệnh VL&LXL trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể. Điều quan trọng nữa là, thông qua các chiến dịch này, ý thức và kỹ thuật canh tác phòng trị rầy nâu của nông dân ngày được nâng lên, đưa năng suất lúa tăng dần mỗi năm. Nếu như năm 2006, năm đầu tiên dịch rầy nâu tấn công làm sản lượng lúa toàn tỉnh chỉ đạt khoảng 900.000 tấnthì đến năm 2011 sản lượng lúađạt trên 1 triệu tấn – cao nhất từ trước đến nay.

Thạc sĩ  Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long cho biết: “Những bài học kinh nghiệm qua chiến dịch này, chúng tôi thấy là trong công tác sắp xếp lịch thời vụ rất quan trọng. Đặc biệt là chúng ta bố trí lịch xuống giống đồng loạt, tập trung và theo nguyên tắc né rầy mang lại hiệu quả rất tích cực. Nhờ vậy mà gần như diện tích SX của chúng ta hiện nay không còn bị ảnh hưởng của rầy nâu cũng như bệnh VL&LXL. Tuy nhiên chúng ta không để mất cảnh giác, bởi vì đây là những đối tượng rất nguy hiểm chúng ta phải theo dõi và duy trì công tác chống dịch.”

Sự lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ rầy nâu,bệnh VL& LXL cũng đã giảm đáng kể do những năm gần đây nông dân áp dụng thành công các biện pháp tổng hợp như sử dụng giống xác nhận, gieo sạ đồng loạt né rầy; 3 giảm- 3 tăng, 1 phải- 5 giảm; xây dựng các mô hình công nghệ sinh thái; sử dụng nấm xanh, nấm trắng…vừa góp phần hạ giá thành sản xuất, tăng thêm lợi nhuận; vừa bảo vệ được môi trường.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam: “Trong 5 năm này, chúng ta thấy những thành tựu nổi bật, thứ nhất là chúng ta hiểu rõ hơn về các gen kháng rầy từ những giống lúa ổn định được trong điều kiện rầy nâu thay đổi quần thể, độc tính khác biệt. Thứ hai là chúng ta xác định các biện pháp phòng trừ tổng hợp mang tính tổng hợp rất hiệu quả. Một việc là chỉ gieo sạ đồng loạt 1,2 triệu ha cùng lúc, thì chúng ta dã làm 1 sự kiên nhiều nước xung quanh ta  kinh ngạc và thán phục cách làm của mình. Nhờ cách làm như vậy làm dừng hẳn vi rút  lây lan bệnh VL, LXV. Thứ ba là chúng ta cảnh báo rất sớm về tác động của thuốc trừ sâu.” 

Sự thành công củangành nông nghiệp Việt Nam sau thời gian thực hiện nhiều chiến dịch phòng chống rầy nâu, bệnh VL&LXL được thể hiện rõ nét qua từng năm. Nếu như năm 2006, tổng diện tích lúa nhiễm VL& LXL ở các tỉnh phía Nam lên tới hơn 175.000 ha, đến năm 2011 giảm còn ở mức trên 11.000 ha thì trong năm 2012 dự báo chỉ còn vài trăm ha.

 Theo nhận định của các chuyên gia, tuy đã khống chế khá tốt dịch bệnh rầy nâu, VL& LXL nhưng thời gian tới, ngành nông nghiệp các tỉnh vẫn cần phải đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh này bởi hiện nay, các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đại dịch, rầy nâu vẫn đang tiếp tục hoành hành trên diện rộng. Vì vậy, giải pháp chung là phải quản lý rầy tại chỗ sao cho hiệu quả hơn, đồng thời làm tốt hơn việc quản lý rầy lưu trú bằng cách hoàn thiện mùa vụ, gieo sạ đồng loạt né rầy, quản lý toàn diện chuỗi sản xuất lúa theo hướng hiện đạivàbền vững./.

Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *