Bên bờ hạnh phúc

Tay chân miệng đang ở thời điểm 'đỉnh' dịch. Do đó, ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng bùng phát ngày càng dữ dội. Mới tháng 3 nhưng số mắc tay chân miệng đã ở mức 1.700-1.800 ca mới/tuần, gần tương đương thời điểm đỉnh dịch năm 2011. Chính vì vậy, ngoài việc giữ gìn vệ sinh, phòng tránh cho trẻ mắc bệnh thì vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc trẻ mắc bệnh cần được quan tâm hàng đầu.

Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng… khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:

 Ảnh minh họa (Internet)

 

 

– Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất.

– Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

– Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).

– Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

– Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát.

– Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại.

– Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi ( nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.

– Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) cho bé ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khem.
 

Theo Eva

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *