Bên bờ hạnh phúc

Trong khiêu vũ mặt nạ, các vũ công đeo mặt nạ, mặc những chiếc áo màu vàng tươi và đỏ sặc sỡ kết hợp với chiếc xà-rông dân tộc có nhiều họa tiết trang trí. Họ trình diễn những điệu múa theo nhịp của dàn nhạc Gamelan truyền thống.

Những nhạc cụ này được làm chủ yếu bằng thân tre và da dê. Khi múa, họ giậm và di chuyển đôi chân cùng với vai và tay. Điệu nhảy của các vũ công tựa như những chiến binh dũng cảm trong truyện kể Wayang của người Indonesia.

Aerlay cho biết, sự thờ ơ của cộng đồng khiến cho điệu nhảy truyền thống này có nguy cơ biến mất.

– Để được trình diễn hợp pháp ngoài đường phố, trước đó, chúng tôi phải xin phép chính quyền địa phương và khu vực. Bên cạnh các buổi biểu diễn trên đường phố, chúng tôi cũng cố gắng đưa môn nghệ thuật truyền thống này vào các hội trường nhỏ với lượng khán giả khiêm tốn. Chúng tôi phải tìm mọi cách để khiêu vũ mặt nạ được bảo tồn.

Ít nhất một lần mỗi tháng, nhóm của Aerlay lại tổ chức buổi trình diễn trên các đường phố. Cô lạc quan cho biết, điệu múa này sẽ tồn tại vì hiện nay có rất nhiều thanh niên tỏ ra thích thú với nó. Vina – một học sinh 8 tuổi – nói : 

– Cháu thích điệu múa mặt nạ, đặc biệt là khi chúng cháu trình diễn có nhiều người đến xem.

Các em học sinh tại lớp học của Aerlay, hầu hết là con của các nông dân và ngư dân, phải bỏ ra 5.000 rupiah, khoảng 0,5 USD mỗi tuần để học múa và chơi nhạc cụ Gamelan.

Cha của bà Rasinah bắt đầu dạy bà các điệu múa và sử dụng nhạc cụ Gamelan khi bà lên 7 tuổi, sau đó, bà đã có các buổi trình diễn trên khắp thế giới. Năm 2005, bà Rasinah bị đột quỵ khiến nửa người bên trái bị liệt, thị lực của bà lại kém. Tuy nhiên hiện nay, bà Rasinah vẫn tiếp tục múa bằng các ngón tay và cánh tay phải. Trong một nghi lễ long trọng diễn ra cách đây hai năm, bà Rasinah đã chính thức truyền đạt các điệu múa mặt nạ truyền thống cho cô cháu gái Aerly.

– Tôi rất vui vì ngày càng có nhiều người trẻ tuổi yêu thích môn nghệ thuật này. Trong thời của tôi, múa mặt nạ là môn học rất khó khăn.

Điệu múa mặt nạ được cho là bắt nguồn từ những người truyền bá đạo Hồi vào thế kỉ 16. Họ đã sử dụng điệu múa này để truyền bá đạo Hồi tại vùng duyên hải này.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *