Bên bờ hạnh phúc

Bạn thường làm gì với thức ăn thừa? Một vài bí quyết sau đây sẽ giúp bạn sử dụng thức ăn thừa một cách hiệu quả hơn.

1. Sử dụng ngay thức ăn thừa càng sớm càng tốt

Một trong những cách đơn giản nhất để bạn lãng phí thức ăn thừa chính là bảo quản chúng không đúng cách trong tủ lạnh với thời gian quá lâu. Khi đó, bạn sẽ không còn cơ hội để tái sử dụng thức ăn còn thừa mặc dù đã cho chúng vào tủ lạnh với mục đích tiếp tục bảo quản để dùng. Do đó, cần chú ý hơn đến việc bảo quản những thực phẩm dễ hỏng và sử dụng chúng càng sớm càng tốt.

2. Sắp xếp tủ lạnh và ngăn để thức ăn trên kệ bếp theo ngày hết hạn sử dụng

Việc nhận biết ngày hết hạn sử dụng của các loại thực phẩm là điều rất quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu rõ thời gian cần phải dùng chúng trước khi mọi thứ bị hư hỏng. Thay vì nhồi nhét tất cả những thứ đã mua vào tủ lạnh và ngăn để thức ăn trên kệ bếp, bạn nên chú ý sắp xếp mọi thứ thật ngăn nắp, để những thực phẩm đã được mua trước và còn thời hạn sử dụng ngắn hơn nằm trong tầm mắt và dùng chúng trước, khi có nhu cầu.

3. Hiểu rõ về các khẩu phần ăn

 
Phần lớn các công thức món ăn đều được hướng dẫn theo khẩu phần. (ảnh minh họa)

 

Dù nấu nướng cho ít hay nhiều người thì việc xác định lượng thức ăn cần nấu cho các khẩu phần luôn là thử thách lớn nhất đối với các bà nội trợ. Bạn luôn phải đảm bảo sự cân bằng trong bữa ăn sao cho cả gia đình vẫn no và lại không dư thừa quá nhiều thức ăn. Để xác định chính xác lượng thức ăn cần thiết theo khẩu phần trong từng bữa ăn, hãy tham khảo những mẹo sau:

– Đọc công thức món ăn thật cẩn thận. Phần lớn các công thức món ăn đều được hướng dẫn theo khẩu phần. Do đó, hãy dựa vào chúng để dự đoán lượng thức ăn cần nấu tương ứng với số lượng người sẽ dùng bữa.

– Cẩn trọng với khẩu phần cho trẻ em. Chỉ nấu thêm phần của trẻ em khi chúng thật sự sẽ dùng bữa cùng mọi người vì đôi khi “con mắt luôn to hơn cái bụng”. Trẻ sẽ ăn ít hơn so với mong ước của mọi người.

– Luôn chuẩn bị sẵn việc bảo quản thức ăn thừa. Hãy chuẩn bị sẵn những hộp đựng với số lượng lớn để bạn có thể bảo quản thức ăn thừa ngay sau khi bữa ăn kết thúc thay vì tiện tay vứt thức ăn thừa luôn vào thùng rác.

4. Lên kế hoạch về việc sử dụng thức ăn còn thừa

Lập kế hoạch cho bữa ăn là điều cần thiết nếu như bạn đang cố gắng tiết kiệm việc chi tiêu. Trong quá trình lên kế hoạch, cần đảm bảo rằng bạn phải sử dụng tất cả các nguyên liệu sẽ mua. Đôi khi, bạn sẽ mua lượng thực phẩm nhiều hơn so với công thức mà món ăn yêu cầu. Do đó, nên nghĩ cách để sử dụng tiếp những nguyên liệu còn dư trong những món ăn sẽ nấu sau đó.

5. Không mua sắm nếu không có nhu cầu thật sự

Lên danh sách những thứ cần mua là cách giúp bạn không mua thừa những thứ không cần dùng đến. Trước hết, bạn cần lên kế hoạch nấu nướng, dự kiến những nguyên liệu cần dùng cho các món ăn sẽ chế biến, từ đó mới có cơ sở để xác định những thứ thật sự cần mua. Nếu biết sáng tạo trong nấu nướng, bạn sẽ tận dụng hết những nguyên liệu trong bếp để nấu nhiều món ăn khác nhau. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thực phẩm mà còn giảm bớt số lần mua sắm thực phẩm không cần thiết, phần chi tiêu trong bếp cũng được tiết kiệm đáng kể.

6. Học cách làm phân bón từ rác thải

Vứt bỏ những thực phẩm đã bị hỏng là điều hiển nhiên. Nhưng thay vì đổ chúng vào thùng rác, bạn có thể tận dụng thức ăn, thực phẩm thừa để ủ làm phân bón cho những chậu cây cảnh hay rau xanh trong khoảng vườn bé xinh của mình. Để học cách làm phân, hãy tìm hiểu thông tin qua sách báo, internet… Như vậy, bạn không chỉ tiết kiệm được một khoản chi phí dành cho việc mua phân bón chăm sóc cây cảnh trong vườn, mà bạn còn góp phần mang lại lợi ích cho môi trường vì đã xử lý rác thải hữu cơ bằng những phương pháp thích hợp, không gây hại đến môi trường.

Theo eva
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *