Bên bờ hạnh phúc

 

 Nếu tình trạng săn trộm sừng tê giác không được ngăn chặn kịp thời, thì trong một thời gian không xa loài tê giác ở Kenya sẽ biến mất. Ảnh: Internet

Đây là một nhóm binh lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ các loài động vật hoang dã tại Công viên quốc gia Lewa của Kenya. Có khoảng 140 binh lính Kenya được triển khai trong công viên rộng 25 ngàn hecta nhằm ngăn chặn và bắt giữ những kẻ săn trộm sừng tê giác.

Richard Molen, trưởng nhóm tuần tra Công viên Lewa đang làm nhiệm vụ giám sát công viên bằng máy bay cá nhân. Ông cho biết hàng ngày có không ít kẻ săn trộm sừng tê giác đi thành từng nhóm trong công viên này. Chúng không chỉ săn sừng tê giác buôn lậu ra nước ngoài, mà còn xẻ thịt tê giác để bán ở các chợ. Chẳng hạn, vào đầu năm nay, một con tê giác đã bị bọn săn trộm bắn hạ để lấy sừng và xác của nó vẫn còn trong công viên.

Theo một con số thống kê, vào những năm 1970, tại Kenya có khoảng 20 ngàn con tê giác, nhưng đến nay con số này đã giảm còn khoảng 600 con. Nếu tình trạng săn trộm sừng tê giác không được ngăn chặn kịp thời, thì trong một thời gian không xa loài tê giác ở nước này sẽ biến mất.

Các nhà điều tra cho biết sừng tê giác thường được giấu trong các kiện hàng nông sản để qua mặt các nhân viên hải quan và được chuyển đến các quốc gia lân cận, sau đó buôn ra nước ngoài. Vào tháng 7/2009, các nhân viên hải quan ở sân bay Nairobi đã phát hiện các kiện hàng sừng tê giác có giá trị lên đến hàng trăm ngàn euro. Thị trường tiêu thụ sừng tê giác thường là các nước châu Á và Đông Nam Á. Sừng tê giác thường được sử dụng làm nguyên liệu chế biến các loại thuốc gia truyền đặc trị.

Nhà chức trách Kenya đã không ngừng tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trên. Mỗi năm, Công viên quốc gia Lewa được chi khoảng 500 ngàn euro cho các biện pháp nhằm bảo vệ loài tê giác.


Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *