Bên bờ hạnh phúc

Mới đây, các nhà thực vật học người Nga đã thành công trong việc làm sống lại một loài thực vật có niên đại khoảng 32.000 năm tuổi. Đây cũng là giống cây cổ nhất thế giới được biết đến từ trước tới nay.

Các hạt giống của loài thực vật này đã được các nhà khoa học Nga phát hiện trong tình trạng bị đóng băng ở nhiệt độ âm 7°C tại vùng Sibêrie. Ảnh: Internet

 

Loài thực vật cổ đại 32.000 năm tuổi trên có tên là Silence Stenophylla. Các hạt giống của loài thực vật này đã được các nhà khoa học Nga phát hiện trong tình trạng bị đóng băng ở nhiệt độ âm 7°C tại vùng Sibêrie. Họ đã sử dụng các tế bào từ hạt giống Silene Stenophylla để làm cho hạt giống của nó nảy mầm.

Bà Svetlana Yashina , nhà nghiên cứu làm việc tại Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết: "Lúc đầu chúng tôi không nghĩ các hạt giống này sẽ nảy mầm. Tuy nhiên với điều kiện ánh sáng và nhiệt độ hợp lý, chúng đã nảy mầm và phát triển thành một loài cây có lá và hoa".

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học trên thế giới tái sinh thành công các loài thực vật cổ đại. Trước đó, các nhà thực vật học Israel đã cho nảy mầm hạt giống của cây cọ có niên đại 2.000 năm.

Tiến bộ khoa học lần này còn mang lại hy vọng cho các nhà khoa học rằng một ngày nào đó họ có thể làm sống lại các loài động vật cổ đại bị tuyệt chủng trên Trái đất.

Quốc Trung
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *