Bên bờ hạnh phúc

4/08, 7:48 am Những kẻ to mồm nhất (2)

Chó sói đồng cỏ

Chó sói đồng cỏ được con người biết đến như một huyền thoại. Nó xuất hiện trong rất nhiều câu chuyện dân gian và cả trong những nền văn hóa cổ. Ngày nay, chó sói đồng cỏ sống rất nhiều trên những cánh đồng của Bắc Mỹ. Loài sói đồng cỏ cất tiếng tru ăng ẳng và âm thanh của chúng vang đi rất xa. Chúng không sủa như loài chó nhà mà chỉ cất tiếng tru nghe ghê tai. Tiếng tru có tác dụng thu hút bạn tình và làm khiếp sợ bao đối thủ.

Tuy nhiên, không đơn giản như thế, trong tiếng tru liêu trai và huyền hoặc đó, các nhà nghiên cứu cho rằng nó còn mang một tác dụng khác mà cho tới ngày nay, chúng ta chưa giải thích được. Khi có một bầy chó sói sống trong cùng một cánh đồng cỏ thì chỉ tiếng tru của một con sẽ là màn mở đầu cho một hồi dài những con chó cùng nhau tấu lên bản hòa âm vang vọng và khó hiểu, làm chấn động cả một cánh đồng vắng. Khi cả đàn chó cùng nhau cất tiếng, con nào cũng muốn âm thanh mà mình phát ra sẽ vang xa và xa nhất trên cánh đồng của Bắc Mỹ. Bản hòa âm của loài chó sói chẳng dễ nghe chút nào

Khi nghe âm thanh của chó sói, các loài vật khác sống lân cận cũng phát ra âm thanh cảnh báo nhau về mối nguy hiểm. Đặc biệt là sóc, khi phát hiện cho sói đồng cỏ, sóc sẽ thông báo cho nhau và chạy trốn an toàn trong các hang động.

Sư tử

Sư tử sống rất nhiều trên các đồng cỏ ở châu Phi. Mỗi khi chúng cất tiếng gầm gừ thì những con vật kế cận chắc chắn sẽ ngả sóng soài. Sư tử là loài mèo duy nhất sống theo bầy đàn. Mỗi con đực và bầy đàn của nó sống chung trong một vùng lãnh thổ khoảng 100 dậm vuông. Con đực dũng mãnh luôn bảo vệ lãnh thổ của mình trước những đối thủ hung tợn khác. Chính điều này là nguyên nhân của rất nhiều tranh cãi rất ồn ào trên những cánh đồng cỏ ở châu Phi. Những cuộc giao chiến suốt ngày sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng, nên chúng âm thầm rút lui và phát ra những âm thanh cảnh báo đối thủ. Âm thanh ấy rất chói tai và khó nghe. Tiếng gầm của sư tử có thể vang xa đến 6 dậm.

Nhiệm vụ chủ yếu của sư tử đực là bảo vệ đàn và truyền giống. Sư tử cái có nhiệm vụ đi săn và mang thức ăn về cho bầy đàn. Mỗi khi đi săn, sư tử cái dùng tiếng gầm để tấn công con mồi làm cho con mồi khiếp sợ. Âm thanh còn là tín hiệu liên lạc giữa các con sư tử với nhau, đó như là thứ ngôn ngữ mà chỉ có sư tử mới hiểu nổi.

Khi có nhu cầu giao phối, sư tử cái sẽ cất lên những tiếng kêu khàn khàn, đơn độc, quyến rũ để thu hút bạn tình. Có thể nói, trong thế giới của sư tử, sư tử cái là con ồn ào nhất vì chúng phát ra âm thanh nhiều nhất. Nơi nào có sự xuất hiện của sư tử thì nơi ấy chẳng còn bình yên.

Cá voi lưng gù

Trong đại dương phẳng lặng, ai biết được ở đó cũng rất ồn ào khi có sự xuất hiện của cá voi lưng gù. Hàng trăm năm qua, trong suy nghĩ của con người, đại dương là nơi yên tĩnh nhất. Nhưng khi đặt micro dưới nước, thì con người mới khám phá ra là đại dương chẳng yên tĩnh chút nào.

Cá voi lưng gù được ví như nhà soạn nhạc. Chúng không phải là loài cá voi to lớn nhất cũng không phải là loài cá voi kêu lớn nhất, nhưng những bài hát của chúng được xem là hình tượng nhất và khó hiểu nhất. Tiếng hát của cá voi lưng gù vang đi rất xa. Mỗi con có một giọng đặt trưng riêng. Có những bài hát kéo dài hơn 30 phút và những âm thanh trầm bổng cứ lập đi lập lại. Có một con cá voi đã lập kỷ lục là hát liên tục 24 giờ không hề ngơi nghỉ. Chúng có nhiều điều muốn nói và nói rất ồn ào. Tiếng hát của loài cá voi lưng gù còn có âm vực rộng nhất so với các loài cá voi khác, nghĩa là có thể cất cao đến mức cao nhất và hạ xuống đến mức thấp nhất.

Có một giả thuyết cho rằng cá voi cái bơi đi khắp đại dương để tìm giọng hát ấn tượng với chúng. Trong cuộc hành trình gian lao và vất vả này, khi nào tìm được bạn tình thì chuyến hành trình mới kết thúc. Đến hết mùa giao phối, những con cá voi thầm lặng làm cuộc hành trình mới dài trên 3.000 dậm về phương Bắc. Chúng di chuyển liên tục hầu như không nghỉ ngơi cho đến khi nào về đến vùng biển băng giá ở Bắc Cực. Tại vùng biển lạnh giá này, cá voi lưng gù dùng âm thanh để săn mồi. Mỗi ngày chúng ăn khoảng hơn 2 tấn thức ăn. Để tìm đủ lượng thức ăn như vậy quả là một kỳ công, nên những con cá voi lưng gù hợp tác lại cùng nhau làm chuyến hành trình
săn bắt mồi. Chúng dùng âm thanh có tầng số cao để lùa cá theo vòng tròn. Khi những đàn cá chích được gom thành vòng tròn, cuộc tấn công bắt đầu. Những cái mòm khổng lồ há to ra và tất cả đàn cá chích sẽ nằm gọn trong dạ dày cá voi ngạo nghễ.

Chim bói cá

Loài chim bói cá phát ra những âm thanh rất ồn ào. Tiếng kêu ồn ào đó là cách duy nhất xua đuổi kẻ thù. Một khi tiếng kêu không còn tác dụng xua đuổi nhưng kẻ xâm phạm thì cả gia đình chim sẽ cùng nhau ra tay. Chúng sẽ cùng nhau bổ nhàu xuống tấn công vị khách không được nghênh đón và buộc vị khách ấy phải bỏ đi. Mỗi một sự kiện nào xảy ra trong gia đình là chúng cũng cất tiếng kêu in ỏi: khi thì kêu để chào mừng một thành viên mới, hay một thành viên săn được mồi, chúng kêu để giao tiếp, để hẹn hò…

Tiếng kêu của loài chim bói cá xuất hiện rất nhiều trong truyền thuyết của người châu Úc bản địa. Cụ thể là khi mặt trời ló dạng, Thượng Đế sẽ bảo loài chim bói cá cất tiếng kêu để đánh thức nhân loại. Cũng từ truyền thuyết này mà hễ sáng sớm là loài chim bói cá cất tiếng kêu om tỏi cả một khu vực rộng lớn.

Khỉ hú

Khí hú là động vật ồn ào nhất trên thế giới. Chúng sống trong các cánh rừng nhiệt đới. Với âm lượng lên tới 90 dexiben, tiếng hú của chúng cũng vang xa và lớn như động cơ xe môtô. Mỗi khi chúng cất giọng thì tất cả các loài vật trong khu rừng, kể cả loài linh trưởng láng giềng cũng tránh xa. Tiếng hú của chúng có thể nghe được ở khoảng cách 2 dậm, xuyên qua những cánh rừng rậm rạp. Tuy phát ra âm thanh in ỏi nhưng thực chất loài khỉ hú này lại không thích hội hè hay tụ tập đông đúc, chúng thích sống yên tĩnh trong các cánh rừng nhiệt đới.

Do ăn toàn lá cây rất ít năng lượng, nên khỉ hú dành phần lớn thời gian để tìm thức ăn. Có khi chúng phô trương bằng những pha nhào lộn ngoạn mục nhưng chúng lại thích đi trên những cành cây hơn. Chúng chọn cách bước đi chứ không đánh đu là để bảo toàn năng lượng ít ỏi của mình.

Âm thanh của khỉ hú phát ra có tác dụng cảnh báo đừng kẻ nào đến gần nó. Nó thích yên tĩnh một mình trong rừng vắng.

Những kẻ to mồm nhất (1)

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *