Bên bờ hạnh phúc

8/08, 8:01 am Những loài vật phát sáng kỳ lạ nhất (2)

Trong đêm tối, những con vật sẽ phát ra nguồn ánh sáng xanh lung linh mờ ảo. Thoạt trông, ta có cảm giác như những đóm ma chơi. Nhưng không, đó chính là những con vật phát sáng kỳ lạ nhất.

Những loài vật phát sáng kỳ lạ nhất (1)

Đom đóm


Đom đóm

Đom đóm phát sáng ở mông. Nó phát sáng bằng cách kết hợp các chất hóa học với enzim đặc trưng cùng sự hiện diện của oxy. Đơn giản là nó chỉ nhấp nháy cái mông để điều chỉnh lượng khí cung cấp đến nơi phát sáng. Những loài đom đóm khác nhau sẽ phát ra những thứ ánh sáng có màu khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung một mục đích. Đom đóm trưởng thành chỉ sống được 2 tuần, nên việc tìm kiếm bạn tình là ưu tiên hàng đầu. Khi tới lúc tìm bạn tình, con đom đóm đực sẽ bay cao lên không trung để quảng bá hình ảnh của mình. Nếu cô nàng muốn gặp mặt chàng đom đóm đực thì cô nàng nhấp nháy cái mông cho phát ra ánh sáng như một thứ tín hiệu và anh chàng sẽ bay đến. Trong mùa kết bạn, thường có hàng trăm con đom đóm đực tập trung một nơi và thỉnh thoảng chúng đồng loạt nhấp nháy. Trên những tán cây cập bờ sông, những loài đom đóm có thể duy trì màn trình diễn rực rỡ trong nhiều giờ liền. Cuộc trình diễn có thể làm sáng rực cả một khu vực.

Đom đóm biển

Đom đóm biển sống trong lòng cát, nên khi mặt trời lặn, mặt nước nơi có đom đóm biển trở nên lung linh. Cũng giống như đom đóm trên cạn, đom đóm biển cũng phát sáng nhờ vào phản ứng hóa học. Điều khác biệt là đom đóm biển tiết ra chất nhầy bằng môi trên. Con đom đóm đực sẽ ra khỏi cát và bơi lên mặt nước, nhả nước bọt là chất nhầy phát sáng để dẫn dụ con cái đến kết bạn. Để tránh nhầm lẫn, nên mỗi loài đom đóm sẽ tiết ra chất nhầy phát sáng có hình dạng khác nhau.

Cá đèn nháy

Chúng được gọi là cá đèn nháy vì hàng tỉ con vi khuẩn phát quang sống trong hai chiếc túi nằm dưới mắt của cá. Hệ thống mạch máu đặc biệt trong những cơ quan này kích thích vi khuẩn phát triển, liên tục tỏa ra ánh sáng màu xanh lá và da trời này rất thích hợp khi tấn công con mồi cũng như khi lẫn tránh kẻ thù. Đèn nhảy của con cá là một loại vũ khí tấn và phòng thủ rất hữu hiệu. Nó dùng ánh sáng để dẫn dụ con mồi, đồng thời khi bị tấn công, nó sẽ phát ra ánh sáng làm kẻ tấn công giật mình, thừa cơ hội nó trốn thoát. Trong tất cả các sinh vật phát quang trên hành tinh thì loài cá này phát ra ánh sáng mạnh nhất, tuy nhiên không phải là kỳ lạ nhất.

Sâu đóm


Sâu đóm

Sâu đóm vĩnh viễn sống trong bóng đêm nơi những hang sâu, nên việc phát ra ánh sáng là rất cần thiết. Giống như đom đóm, chúng dùng chất hóa học để phát ra ánh sáng. Ánh sáng giúp con sâu săn mồi. Mỗi con sâu thả xuống khoảng 70 sợi tơ trơn nhớt từ nóc hang bao quanh tổ. Được bao phủ bởi những giọt kết dính, các sợi dây câu này cùng cái mông phát sáng của con sâu thu hút những sinh vật nhỏ bất ngờ bay ngang qua như phù du và ngài. Những ánh sáng le lói chính là những cái bẫy rất nguy hiểm. Khi con mồi va vào bẫy, sâu đóm sẽ dùng cái hàm mạnh mẽ của mình kéo con mồi lên. Ánh sáng rực rỡ là cách lôi cuốn khá tuyệt vời và giúp con sâu có những bữa ăn ngon. Ngoài việc thu hút các con mồi, ánh đèn còn là công cụ thu hút bạn tình của con sâu. Đến thời kỳ giao phối, ánh sáng của con sâu sẽ phát ra tín hiệu và bạn tình nhận tín hiệu đó sẽ bò đến. Cuộc hoang lạc sẽ bắt đầu.

Cá Angler


Cá Angler

Cá Angler sống dưới độ sâu khoảng nửa dậm. Loài cá ăn thịt kỳ lạ này phát sáng nhờ miến mồi nhử ở đầu vây lưng được biến đổi đong đưa qua lại trước cái hàm khổng lồ. Trong thế giới không phân biệt rõ giữa ngày và đêm, con cá Angler rực sáng giống như mặt trời. Miếng mồi phát sáng thu hút con mồi đến gần hàm răng sắc nhọn. Có đến hàng triệu vi khuẩn phát sáng sống trong miếng mồi nhử. Người ta cho rằng một số lo&agr
ave;i có thể điều chỉnh thiết bị phát sáng của mình bằng cách bắt chước ánh sáng nhấp nháy của các loài vật sống dưới lòng biển sâu khác như loài tôm nhỏ. Chỉ con cá Angler cái là được trang bị bóng đèn phát sáng, còn cá đực thì không, thậm chí nhiều thập niên qua, các nhà khoa học nghĩ rằng chúng là hai loài khác nhau. Cá đực lại nhỏ hơn cá cái đến hơn 40 lần, nó không có mồi nhử, không có ruột, trong khi đôi mắt thì quá to. Khi thấy cá cái phát sáng, cá đực lập tức cắn thật mạnh vào da cô nàng, và trở thành cơ quan sinh sản thụ tinh cho trứng của cá cái.

Thu Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *