Hình ảnh các loài tắc kè Madagascar, Australia và Nam Thái Bình Dương tạo bất ngờ về khả năng nguỵ trang để sinh tồn của chúng.

Một chiếc lá mùa thu hoặc vỏ cây khô rất đỗi bình thường khi quan sát thật kỹ, có thể đó lại là một con tắc kè với cái đầu xương xẩu.

Hầu hết tắc kè đều rất nhỏ, con nhỏ nhất là 16 mm. Con lớn nhất, tắc kè Delcourt, hiện đã tiệt chủng, dài 60 mm. Sự tồn tại của nó được biết đến với hình ảnh mẫu vật trưng bày tại một bảo tàng tại Pháp.

Chúng ăn sâu bọ. Mí mắt của tắc kè là một lớp màng trong suốt mà chúng liếm cho sạch. Điều này giúp tắc kè nguỵ trang tốt hơn. Chúng còn có thể dán mình vào cành cây để tránh lộ bóng.

Thực tế, thật khó để có thể nhận ra một con tắc kè đang nguỵ trang. Tuy nhiên, nếu chúng bị phát hiện, tắc kè có một cách phòng ngự rất khó chịu: thải ra phân và những chất có mùi khó chịu khác vào kẻ địch.

Dưới đây là những hình ảnh được các nhà sinh vật học tập hợp và giới thiệu trên tờ Daily Mail

Một tắc kè đuôi lá nguỵ trang bằng cách hợp nhất cơ thể mình với môi trường sống. Nó biến mình thành một chiếc lá khô tại công viên quốc gia Andasibe Mantadia, Madagascar.

Hai ví dụ về loài tắc kè đuôi lá phía Bắc ẩn nấp trên những thân cây ở Australia. Với độ chính xác đến kinh ngạc, sau khi nguỵ trang có hình khối và màu sắc của tán lá tại vùng Madagascar, tắc kè trông giống hệt và thực sự ăn nhập với môi trường sống mà nó đang ở. Vết cứa dưới chân tắc kè trông hệt như chiếc lá khô đang giai đoạn phân huỷ.

Không giống như tắc kè hoa có thể thay đổi màu sắc để giao tiếp và thể hiện cảm xúc, một vài loại tắc kè thay đổi bề ngoài của mình để khó bị phát hiện, như một phương thức phòng ngự hoặc săn mồi. Sự thay đổi dần dần của màu sắc cơ thể diễn ra khi các tế bào phát tán những màu sắc đa dạng ở bên dưới da của tắc kè, khi nó co hay giãn. Trong ảnh, một tắc kè "biến mình" thành vỏ cây khô.

Không phải cả 2.000 loài tắc kè được tìm thấy ở nơi khi hậu ấm áp có thế thay đổi màu sắc cơ thể. Tuy nhiên, chúng lại sở hữu những phẩm chất khác của loài tắc kè, ví dụ như sự làm sạch đệm chân giúp leo trèo thẳng đứng và đi bộ ngược xuống mặt đất. Các nhà khoa học cho biết, bề mặt duy nhất mà một tắc kè không thể trụ được là vật thể có bôi chất Teflon.

Một vài loài thậm chí còn sinh sản đơn tính, tức là con cái có thể sinh con mà không cần có con đực. Một vài loài khác tự mọc lại đuôi nếu bị gẫy. Trong ảnh là tắc kè đuôi lá với đôi mắt hình quả bóng ở Madagascar.

Không giỏi nguỵ trang như những loài tắc kè khác nhưng tắc kè xanh đến từ New Zealand lại khá nổi bật với ảnh sáng phát ra từ da.

Phải quan sát rất kỹ, các nhà khoa học mới phát hiện một con tắc kè ở Madagascar (trái) và Australia (phải), do chúng ngụy trang rất khéo.

Theo baodatviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *