Bên bờ hạnh phúc

Những cuộc di trú của động vật hoang dã là một trong những hiện tượng tự nhiên có sức thu hút lớn nhất đối với con người. Có những cuộc di trú nổi tiếng vì tốc độ, có những cuộc lại nổi tiếng vì quy mô. Cũng có những cuộc di cư khiến nhiều người phải trầm trồ thán phục vì cự ly và thời gian rất dài của nó.

Dưới đây là những cuộc “trường chinh” hùng vỹ và bão táp nhất của các loài động vật hoang dã.

1. Nhạn biển Bắc Cực: Quán quân di trú đường dài

Không chỉ có những triệu phú mới có thể một năm sống hai mùa hè, đã từ nhiều thế kỷ nay, loài nhạn biển Bắc Cực cũng hưởng thụ đãi ngộ này.

Cho đến hiện tại, trong số các loài động vật được con người biết tới, loài chim nhỏ nhắn này đang nắm giữ kỷ lục về độ dài đường bay di trú. Những chú nhạn biển Bắc Cực này bay từ một vùng đất sinh sản ở phía Bắc Canada di cư đến vùng phía nam của châu Nam Cực, sau đó lại quay trở về vùng đất cũ.

Theo tính toán mới nhất của các nhà khoa học, mỗi năm loài nhạn biển Bắc Cực chỉ bay đi và về một lần. Tuy nhiên, bình quân, mỗi chú chim nhỏ nhắn này phải bay 70.000 km mỗi năm.

Mỗi một năm một chú nhạn biển Bắc Cực bay khoảng 71 ngàn km mỗi năm

Cũng theo các nhà khoa học, loài chim này có tuổi thọ rất cao, chúng có thể sống khoảng 30 năm. Như vậy, tính ra, mỗi một chú chim nhạn biển Bắc Cực sẽ bay khoảng 2,4 triệu km trong suốt cuộc đời mình. Độ dài này bằng với ba lần khoảng cách đi lên mặt trăng và trở về.

2. Linh dương đầu bò: Những cuộc di cư “kinh hồn bạt vía”

Sau hàng chục năm nỗ lực, cuối cùng các nhà quay phim về thế giới hoang dã đã có thể chứng thực rằng, mỗi năm hàng triệu con linh dương đầu bò và ngựa vằn tiến hành cuộc di trú bão táp của mình một lần.

Vào khoảng tháng 2, cuộc di cư của loài linh dương đầu bò được bắt đầu tại bình nguyên Serengeti, thuộc phía nam Tanzania. Thời gian cụ thể của cuộc di cư phụ thuộc vào tiến trạng tiến triển của cả bầy trong mùa sinh sản.

Hàng triệu linh dương đầu bò tham gia cuộc di cư khổng lồ này

Trong mùa sinh sản, có khoảng 50.000 con linh dương con được sinh ra. Tuy nhiên, đến khoảng đầu tháng 3 thì có khoảng hơn 50 vạn ngựa vằn, gần 2 triệu linh dương và 100 ngàn các loài động vật ăn cỏ khác tham gia cuộc di cư bão táp này.

Cuộc di cư sẽ vượt qua khu vực Massai Mara thuộc biên giới Kenya và hướng về phía rừng và bình nguyên nhiều nước và cỏ tại phía tây Serengeti.

Dòng sông Mara là thử thách cuối cùng và cũng là khó khăn nhất của đoàn quân linh dương

Trong cuộc “trường chinh” tiến về vùng đất hứa, trở ngại cuối cùng và cũng là khó khăn nhất của đoàn đại quân này chính là dòng sông Mara. Sau cuộc di chuyển nhiều tuần trên bình nguyên nhiệt đới khô hạn, vào thời điểm này, thể lực của đoàn quân linh dương đã gần như cạn kiệt.

Thế nhưng, chúng vẫn phải vượt qua dòng sông Mara với những con cá sấu hung dữ và đói meo đang rình rập đợi sẵn mới có thể đến được vùng đất thảo nguyên “thiên đường”.

Và không ít trong số chúng đã phải bỏ mạng tại cửa ải cuối cùng này

Trên chặng đường dài 2.896,74km này, khoảng 250 ngàn con linh dương đầu bò đã bỏ mạng. Tuy nhiên, sự thực đã chứng minh, quần thể linh dương sẽ hồi phục trở lại, thậm chí chúng còn đông đúc và mạnh mẽ hơn ban đầu.

3. Đại quân cua đỏ: Dù bò cũng quyết xông pha

Hòn đảo Christmas trên biển Ấn Độ Dương là một hòn đảo gần như cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài thuộc Australia. Trên đảo có khoảng 1.400 cư dân và khoảng 120 triệu con cua đỏ (Red Crabs).

Những con cua đỏ bò quanh đường ra biển đẻ trứng

Điều cực kỳ may mắn với những cư dân trên đảo là, loài cua đỏ này hoàn toàn không phải là loài ăn thịt (chỉ thỉnh thoảng chúng mới ăn thịt lẫn nhau mà thôi). Thêm vào đó, mỗi năm, người dân trên đảo sẽ được chứng kiến cuộc di chuyển ra biển đẻ trứng cực kỳ hoành tráng của hàng triệu con cua đỏ.

Tuy nhiên, câu chuyện đến đây vẫn chưa kết thúc. Một ngày, khi những con cua đỏ đã bước qua giai đoạn ấu trùng ở biển, chúng sẽ bò lên bờ, di chuyển đến khu rừng mưa nằm ở trung tâm đảo.

Cuộc trường chinh của những chú cua đỏ đã tạo nên những "kỳ quan" trên hòn đảo nhỏ bé này

Tuy những con cua đỏ này rất nhỏ, nhưng số lượng của chúng vô cùng khủng khiếp. Ước tính, mỗi một con cua đỏ mẹ có thể sinh sản khoảng 120 ngàn quả trứng đã được thụ tinh. Theo đó, tổng số cua nhỏ được sinh ra mỗi năm sẽ là con số khiến nhiều người khó mà tin được.

Chính vì thế, mỗi khi đến thời kỳ này trong năm, khắp bờ biển, đường phố trong thị trấn trên đảo sẽ bị bao trùm bởi một cơn “thủy triều đỏ” của những chú cua nhóc.

4. Bướm vua: Chỉ cần có cánh sẽ bay

Cuộc di cư của loài bướm vua (Monarch butterfly) có thể nói là cuộc di cư có cự ly và thời gian dài nhất trong số hàng trăm ngàn loài côn trùng trên thế giới. Một lần di trú của bướm vua có thời gian rất dài, hơn nữa một lần di trú của chúng cần phải trải qua rất nhiều đời mới có thể hoàn thành.

Điều khiến nhiều người kinh ngạc nhất đối với cuộc “trường chinh” của loài bướm vua này có lẽ là ở chỗ, cho mãi đến năm 1975, người ta mới phát hiện ra chúng dừng lại nghỉ đông tại khu rừng Oyamel Fir, thuộc miền trung Mexico.

Vào năm tới, loài bướm này sẽ tiếp tục cuộc “trường chinh” còn đang dang dở của chúng? Trên thực tế, hiện tại, chúng đang gặp phải hàng loạt những khó khăn, trong đó không ít đến từ phía con người.

Bướm vua phải mất nhiều thế hệ mới có thể hoàn thành chuyến di cư dài của mình

Việc chặt cây phi pháp, chuyển rừng thành ruộng cộng thêm tốc độ gia tăng của mật độ dân số đến chóng mặt khiến cho cuộc di trú của chúng càng thêm khó khăn. Ngoài ra, hiện tượng… định kỳ xuất hiện cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc di cư của chúng.

Chẳng hạn hiện tượng xảy ra vào năm 2009 – 2010 khiến cho khu rừng mà chúng đang nghỉ ngơi trú đông bị tấn công bởi mưa đá và sấm chớp. Loài bướm vua này còn kiên trì được bao lâu với cuộc “trường chinh” bất tận của chúng? Câu trả lời đành phải để thời gian trả lời cho chúng ta?

5. Tuần lộc: Cuộc di trú của một quân đoàn

Những cuộc di cư của tuần lộc ở phía Bắc là một trong những cuộc di trú được con người biết đến sớm nhất và cũng có được những bằng chứng rõ ràng nhất. Tuần lộc hoàn toàn không di chuyển trên cùng một con đường trong các cuộc di cư của chúng.

Hàng ngàn linh dương tham gia cuộc di cư để tìm miền đất hứa

Phương hướng cuộc di trú của tuần lộc thường căn cứ vào tình trạng thời tiết như lượng thức ăn mà chúng tìm thấy được.

Hiện tại, trên thế giới có ba quần thể tuần lộc lớn nhất thứ tự phân bố tại khu vực sông George, phía Bắc tỉnh Québec, Canada; khu Western Arctic, phía Tây Bắc bang Alaska, nước Mỹ; và Siberia. Những đoàn quân tuần lộc này mỗi năm di chuyển khoảng từ 160,93km đến 804,67km.

Theo VNN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *