Bên bờ hạnh phúc

Dòng sông Nile thơ mộng được xem là hệ thống huyết mạch của nền văn minh Ai Cập cổ. Sông Nile hiền hòa chảy dưới chân nữ hoàng Cleopatre và những Pharaon vĩ đại. Tất cả cư dân trong khu vực rộng lớn này không ai là không một lần đắm mình vào dòng sông. Người Ai Cập tin rằng sông Nile là món quà độc đáo nhất mà những vị thần đã ban cho họ.

Sông Nile chảy khắp các vùng đất của họ. Tuy nhiên, ngày nay đã có nhiều thay đổi. Ở thượng nguồn của sông, người ta đang xây dựng một đập nước. Chính vì thế, việc cung cấp nước cho toàn lãnh thổ Ai Cập bị đe dọa.

Những dòng sông nước ngọt luôn được xem là hệ thống huyết mạch của cả thế giới. Cuộc sống càng hiện đại thì những dòng sông phải gánh chịu sức ép nhiều hơn. Trong 20 năm nữa, lượng nước cung cấp cho mỗi người sẽ có thể giảm xuống khoảng 1/3. Dòng sông Nile là một trong những dòng sông dài nhất trên thế giới. Nó còn mang giá trị tinh thần sâu sắc đối với những con người sinh sống xung quanh bởi sông Nile đã góp phần nuôi dưỡng biết bao thế hệ con người.

Sông Nile chảy từ vùng trung tâm của Châu Phi. Sông Nile có hai dòng chảy chính và được gọi là sông Nile trắng và sông Nile xanh. Sông Nile trắng bắt nguồn từ hồ Victoria ở Uganda. Sông Nile xanh chảy từ vùng núi của Ethiopia đi nuôi dưỡng những vùng đất của Ai Cập, trong đó có thủ đô Cairo.

Giữa lòng thủ đô Cairo đông đúc là dòng sông Nile thơ mộng. Tất cả tạo nên một bầu không khí hòa lẫn giữa hiện tại và quá khứ. Dòng sông Nile nằm ở khu trung tâm tựa như trái tim của thành phố. Hầu hết cư dân của thành phố này đều được hưởng lợi từ dòng sông. Còn điều gì có thể thú vị hơn khi được dạo chơi, thư giãn bên bờ hồ yên tĩnh để thoát khỏi bầu không khí ồn ào và nhộn nhịp chốn thành đô. Sông Nile cung cấp cho con người tất cả mọi thứ: nước, thức ăn, việc làm, nơi ở và cả cuộc sống.

Sông Nile giữa lòng thủ đô Cairo

Với dân số khoảng 17 triệu người, thành phố Cairo đã lớn mạnh gấp 2 lần so với thành phố 50 năm trước. Thành phố này là ngôi nhà của nhiều người nhập cư. Nơi này không còn đủ chỗ cho tất cả mọi người nên một số người đã phải sinh sống trên những chiếc thuyền được neo trên sông. Tất cả các hoạt động của họ đều diễn ra trên một chiếc thuyền bằng gỗ. Vào ban ngày, họ dùng thuyền đi đánh bắt cá để kiếm sống. Đêm về, chiếc thuyền là nơi họ có thể nghỉ ngơi. Họ sử dụng nước sông Nile vào mọi hoạt động sinh hoạt như giặt giũ, nấu ăn, vệ sinh cá nhân. Với số cá bắt được, họ có thể mang đi bán và đồi lấy những vật dụng cần thiết cho gia đình. Mặc dù cuộc sống chênh vênh sông nước rất khó khăn nhưng tất cả đều yêu thích. Lý do thật giản đơn. Họ rất yêu sông Nile tựa như một con cá yêu dòng sông vậy. Tình yêu sông Nile đã khắc sâu vào trong tim của người dân Ai Cập từ thời đại của các Pharaon cùng những kim tự tháp.

Ở thung lũng Giza dọc bờ sông Nile, kim tự tháp là những công trình kiến trúc sừng sững thách thức với thời gian. Vào những tháng mùa hè, nước sông Nile dâng lên và làm ngập lụt những vùng đất bên bờ sông. Kết quả là nước đã ngập đến Giza và xa hơn nữa. Dòng nước lũ chở nặng phù sa đã mang lại những mùa vụ bội thu. Bên cạnh đó, nước sông cũng đã giúp họ vận chuyển những khối đá khổng lồ dùng để xây dựng nên các kim tự tháp. Người Ai Cập cổ đại không hiểu tại sao nước lũ lại có thể tràn đến chỗ họ vào mùa hè nóng bức trong khi các vùng khác của đất nước này phải đối mặt với sự nóng bức và khô hạn. Kim tự tháp là nơi người Ai Cập cổ đại thể hiện lòng tôn kính đến các vị thần mà họ tín ngưỡng. Ngày nay, các công trình kiến trúc là một minh chứng về sự chế ngự và thừa hưởng nguồn lợi do dòng sông Nile mang lại cho con người Ai Cập.

Làng Shap – rơ – mân nằm ở ngoại ô của thành phố Giza. Làng này nằm ở vùng rìa của sa mạc. Cuộc sống của người dân nơi dây tương đối khá giả. Hầu hết các hộ gia đình đều có nước máy dùng trong sinh hoạt. Chất lượng nước rất kém và chứa nhiều bùn nên họ phải mua nước để uống và chế biến thức ăn. Việc đảm bảo nguồn nước sinh hoạt là một thách thức với Ai Cập.

Sông Nile chảy qua sa mạc

Ở Ai Cập, phần lớn đoạn sông Nile chảy qua vùng sa mạc. Từ các khu trung tâm Giza và Cairo, sông Nile mở dòng chảy về vùng đât chuyên sản xuất nông nghiệp ở thung lũng sông Nile. Đây là vùng trung tâm trong đời sống xã hội. Người nông dân ở đây đã được thừa hưởng những kỹ năng và các nông cụ từ cha ông. Họ cũng dựa vào nước của sông Nile để tưới tiêu cho cây trồng. Sự màu mỡ của đất không tồn tại mãi mãi cùng lịch sử nhân loại. Các nền văn minh đã lụi tàn và những vùng đất nông nghiệp vẫn liên tục bị ngập nước hàng năm. Những dòng nước lũ này đã giúp các Pharaon xây dựng lăng mộ cho mình. Quan trọng hơn cả là hằng năm chúng đã cung cấp cho Ai Cập rất nhiều trầm tích qua những lớp đất bùn màu mỡ.

Nhưng thời gian làm thay đổi mọi thứ. Ở thượng nguồn của sông Nile người ta cho xây dựng một đập nước lớn để sản xuất điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Dự án này làm thay đổi dòng chảy và phá hủy quá trình bồi đắp phù sa cho những vùng đất của Ai Cập.

Ai Cập đã từng có những vùng đất màu mỡ nhất thế giới. Vì thế, trong canh tác nông nghiệp, nông dân không cần sử dụng hóa chất. Các loại phân bón hóa học dường như không có hiệu quả bằng những sản phẩm của tự nhiên. Người nông dân Ai Cập ngày nay phải sử dụng đến nó. Chi phí rất tốn kém. Tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên tồi tệ. Năng suất nông nghiệp sụt giảm. Người nông dân buộc phải thay đổi cách sống mà tổ tiên họ đã truyền lại từ hàng trăm năm qua. Người dân ở đây nhận thấy tín hiệu cho thấy vùng đất này đang trong quá trình đô thị hóa. Ngành du lịch dần dần thay thế ngành nông nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Dù cho cuộc sống có thay đổi như thế nào đi nữa thì sông Nile vẫn là dòng chảy trường tồn của Ai Cập.

Đập nước Aswan

Thành phố Aswan nằm gần vùng biên giới phía Nam của Ai Cập. Đoạn sông ở đây đã được nâng cấp cùng với việc xây dựng đập nước Aswan. Công trình này đã được hoàn thành vào năm 1970. Nó giúp Ai Cập dự trữ một lượng nước lớn của sông Nile trong hồ Natsa. Nhờ vậy, Ai Cập mới có thể kiểm soát được nguồn tài nguyên quý giá này. Trong hơn 30 năm qua, đập nước không chỉ cung cấp nguồn điện cho Ai Cập sử dụng mà còn điều tiết lượng nước phục vụ nhu cầu của con người. Hy vọng rằng đập nước Aswan se mang lại sự ổn định cho cuộc sống của những con người ven sông Nile.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *