Bên bờ hạnh phúc

Thành phố New York là một trong những thành phố năng động nhất trên Thế giới. Thành phố New York nằm ở phía Đông Nam của Mỹ thuộc bang New York. Mặc dù Manhattan được mệnh danh là “trái tim của New York”, nhưng biểu tượng nổi tiếng của thành phố này lại là bức tượng Nữ thần Tự Do tọa lạc trên đảo Tự Do.

Tượng Nữ thần Tự Do biểu tượng cho sự tự do và ước mơ của người dân Mỹ

Bức tượng mang tính lịch sử – văn hóa này đã vượt qua khuôn khổ của một quốc gia và trở thành di sản văn hóa của Thế giới.

Tượng Nữ thần Tự Do biểu tượng cho sự tự do và ước mơ của người dân Mỹ. Mọi người đều yêu mến bức tượng này vì các giá trị văn hóa, kiến trúc tuyệt vời của nó. Bức tượng cao sừng sững trên hòn đảo Tự Do nhỏ bé là món quà thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Pháp – Mỹ.

Chiều cao tính từ phần chân tượng đến đỉnh ngọn đuốc bên trên là 151 feet, tương đương 50 met. Nếu tính luôn cả chiều cao của phần bệ tượng thì chỏm ngọn đuốc cao hơn mặt đất đến 93 met. Tượng nặng 229 tấn, phần lưng rộng 10.6 met. Trên vương miện của tượng có 25 khung cửa sổ. Chúng là biểu tượng cho những viên đá quí được tìm thấy trên Trái đất.

Bảy đường tia sáng trên vương miện là đại diện cho ánh sáng soi rọi 7 đại dương và 7 châu lục trên Thế giới.

Ngoài ra, bảy đường tia sáng trên vương miện là đại diện cho ánh sáng soi rọi 7 đại dương và 7 châu lục trên Thế giới. Bức tượng được tạo dựng vào cuối thế kỷ XIX và là một tặng phẩm của nước Pháp dành cho nhân dân Mỹ để thể hiện tình hữu nghị.

Tên đầy đủ của bức tượng là Tự Do soi sáng Thế giới. Bức tượng được làm bằng nguyên liệu chính là đồng có màu nâu đỏ, nhưng trải qua hơn 200 năm, thời gian đã biến màu nâu đỏ thành màu xanh như hiện tại.

Bên trong bức tượng có một cầu thang xoắn ốc giúp du khách có thể tham quan phần đầu của tượng. Độ cao của nó tương đương với việc leo lên tòa nhà 12 tầng.

Bên trong cánh tay cầm đuốc cũng có một cầu thang bằng thép 42 bậc, nối liền từ đỉnh đầu cầu thang xoắn ốc ở phần đầu bức tượng lên đến ngọn đuốc. Chiều dài cánh tay phải của tượng Nữ thần Tự Do là 12.8 met.

Ngọn đuốc được mạ vàng, tượng trưng cho ngọn lửa luôn được thắp sáng – ngọn lửa của niềm hy vọng. Lượng điện năng dùng để thắp sáng ngọn đuốc là 16.250 watt trong một ngày. 

Ngọn đuốc được mạ vàng, tượng trưng cho ngọn lửa luôn được thắp sáng – ngọn lửa của niềm hy vọng.

Với chiều cao trên 90 met, lại đứng trơ trọi giữa hòn đảo Tự Do nên đôi lúc, bức tượng lắc lư khi có những cơn gió mạnh thổi qua.

Từ sự kiện ngày 11/09, vì lý di an ninh, chính quyền thành phố đã ra quy định cấm khách du lịch vào tham quan khu vực bên trong bức tượng. Họ chỉ có thể tụ tập tại khu vực hành lang của bệ đỡ, bên dưới tượng Nữ thần Tự Do.

Bức tượng Nữ Thần Tự Do được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1984. Tuy là biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ, nhưng nó lại được tạo ra trên đất Pháp. Vào giữa thế kỷ XIX, từ năm 1861 đến 1865, tại Mỹ diễn ra cuộc chiến tranh giải phóng nô lệ giữa miền Nam và miền Bắc. Cùng lúc đó, nước Pháp đặt dưới sự trị vì của Napoleon đệ Tam. Một sử gia người Pháp mang tên Edouard Laboulaye hy vọng kết thúc chế độ quân chủ, xây dựng một đất nước cộng hòa Pháp đã đưa ra ý tưởng xây dựng tượng Nữ thần Tự Do nhằm khích lệ sự đồng tình giữa nhân dân 2 nước Pháp – Mỹ.

Cùng với sự khích lệ của Laboulaye, nhà điêu khắc trẻ tuổi người Pháp lúc bấy giờ là Frederic Auguste Bartholdi đã thiết kế công trình vĩ đại này. Ngoài ra, Alexandre Gustave Eiffel – tác giả của tháp Eiffel nổi tiếng – đã góp phần quan trọng hoàn tất công trình này. Eiffel đã thiết kế một khung sắt bên trong, bên ngoài là lớp phủ bằng đồng dày 2.4 milimet.

Bức tượng được hoàn tất với kích thước khổng lồ như vậy đã tạo ra sự khó khăn trong khâu vận chuyển từ Pháp sang Mỹ. Người ta đã phải tháo bức tượng ra làm hàng trăm mảnh, đóng gói chúng lại và dùng tàu đưa sang New York bằng đường biển. Ngày nay, các dấu vết lắp ghép lại với nhau giữa các mảnh của bức tượng vẫn nhìn khá rõ ràng.

Ngày 4 tháng 7 năm 1884, Pháp chính thức giao bức tượng cho Đại sứ quán Mỹ. Tất cả các bộ phận của tượng được lắp ghép trên đảo Tự Do. Phần bệ khổng lồ dùng để đặt tượng do chính phủ Mỹ bỏ kinh phí và nhân lực xây dựng.

Ngày 4 tháng 7 năm 1884, Pháp chính thức giao bức tượng cho Đại sứ quán Mỹ. Tất cả các bộ phận của tượng được lắp ghép trên đảo Tự Do

Vào năm 1886, việc dựng tượng đã xong và toàn bộ công trình hoàn tất sau 20 năm, tính từ thời điểm nó vừa được khởi xướng trên đất Pháp.

Tay trái của bức tượng nắm chặt Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ – một văn bản chính trị được tuyên bố vào ngày 4/7/1776 đề cập việc 13 thuộc địa Bắc Mỹ không còn lệ thuộc vào nước Anh.

Bản tuyên ngôn nêu cao quyền được sống tự do và bình đẳng. Nó mang một ý nghĩa rất gần gũi với biểu tượng của Nữ Thần Tự Do.

Trên chân của bức tượng có xiềng sắt, hàm ý cho quá trình lật đổ sự cai trị của của các thế lực tàn bạo. Đó là cuộc đấu tranh gian khổ để đạt được sự tự do, độc lập.
Bắt nguồn từ ý tưởng xây dựng một tượng đài để mừng sự tự do sau khi cuộc chiến giải phóng nô lệ ở Mỹ kết thúc, bức tượng đã truyền đạt một cách trọn vẹn ý nghĩa ban đầu của nó và hơn thế nữa, tượng Nữ thần Tự Do đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tầng lớp xã hội, từ văn nghệ sĩ cho đến các chính trị gia.

Tay trái của bức tượng nắm chặt Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ

Bức tượng không chỉ thể hiện ước vọng tự do của người dân Mỹ, mà còn là của cả nhân loại trên toàn Thế giới. Mỗi năm, có hơn 2 triệu lượt khách tham quan đến thành phố New York và chiêm ngưỡng tượng Nữ Thần Tự Do – một trong các kiệt tác điêu khắc của nhân loại.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *