Bên bờ hạnh phúc

Món ăn đặc biệt và rượu ngon là thực phẩm không thể thiếu đối với người Trung Quốc khi đãi khách. Mỗi năm, người Trung Quốc tiêu thụ hơn 40 triệu tấn rượu.

Uống rượu và kính rượu là một trong những điểm quan trọng trong văn hóa chiêu đãi khách của người Trung Quốc và họ cho rằng, nó là một phần không thể thiếu trong văn hoá giao tiếp, làm ăn của họ. Người chủ sẽ mời khách trước để tỏ lòng hiếu khách. Và theo lễ, khách sẽ kính rượu lại.

Kính rượu trên bàn không chỉ đơn giản là một hay hai lần, mà là nhiều lần. Nếu không muốn uống say, bạn có thể đổi bất cứ loại thức uống nào như trà, nước trái cây, thậm chí là nước suối.

Rượu Thiệu Hưng có vị ngọt, nồng và thơm

Thiệu Hưng, một loại rượu nổi tiếng ở Thượng Hải, được mệnh danh là “hoàng tửu” nổi tiếng của Trung Quốc. Ấn tượng đầu tiên về loại rượu này là vị ngọt, mùi vị rượu nồng và thơm.

Quê hương của rượu Thiệu Hưng nổi tiếng là thành phố Thiệu Hưng, thuộc tỉnh Chiết Giang, một tỉnh ở phía Nam Thượng Hải. Thiệu Hưng vốn là một cố đô có hơn 3.000 năm lịch sử, là vùng đất sông nước nổi tiếng ở vùng Giang Nam Trung Quốc. Phương tiện giao thông tuyệt vời để tham quan vùng sông nước này là thuyền chèo. Người Thiệu Hưng đã chế tạo một loại thuyền chèo độc đáo gọi là “thuyền ô bồng”, tức là loại thuyền mui có màu đen.

Thuyền "ô bồng"

Tham quan bằng thuyền ô bồng là cách tốt nhất để có thể cảm nhận đời sống văn hóa vùng Thiệu Hưng

Trong tinh hoa văn hóa Trung Quốc thì rượu vàng là một trong ba loại “lão tửu” lớn nhất thế giới ngoài bia và rượu vang. Rượu Thiệu Hưng có từ rất sớm, khoảng 2.500 trước. Thời đó, Thiệu Hưng là kinh đô của nước Việt, do đó, rượu Thiệu Hưng được xem là loại rượu vàng đầu tiên của Trung Quốc.

Rượu Thiệu Hưng được xem là rượu vàng đầu tiên của Trung Quốc

Thiệu Hưng nằm trong vùng Á nhiệt đới, khí hậu ấm áp, mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận lợi để rượu lên men và các vi sinh khác phát triển.

Hồ Kính, hay còn gọi là hồ kính tử, là hồ nhân tạo để cung cấp nước tưới tiêu vào thời Đông Hán. Tương truyền, nước hồ này là nguyên liệu quan trọng để tăng độ thơm ngọt của rượu Thiệu Hưng.

Đáy hồ có hai lớp than bùn đóng vai trò như máy lọc nên nước Hồ Kính có thành phần dinh dưỡng độc đáo, hàm lượng chất khoáng và ô-xy rất cao. Do hàm lượng ô-xy cao nên nó có thể thúc đẩy quá trình lên men rượu. Rượu chưng cất xong có hương vị thuần khiết đặc biệt và rất thơm ngọt.

Ngạn ngữ cổ Trung Quốc cho rằng, nước là mạch sống của rượu, tuy rượu cũng có thịt, có xương, nhưng vẫn không quan trọng bằng nước. Thịt của rượu Thiệu Hưng chính là gạo nếp. Gạo phải qua quá trình chọn lựa nghiêm ngặt, phải đáp ứng được yêu cầu về hương thơm, độ dính và tạp chất thấp.

Xương của rượu Thiệu Hưng chính là bã rượu vàng và nước được ép thành viên giống như những viên gạch. Phần nguyên liệu phế thải này có thể giúp tinh bột chuyển hóa thành đường. Những viên bã rượu này là nguyên liệu chính để cất rượu Thiệu Hưng. Chưng cất rượu Thiệu Hưng có đến 108 công đoạn, mỗi công đoạn đều không được qua loa.

Gạo dùng để nấu rượu Thiệu Hưng phải được sàng hai lần để loại bỏ tạp chất và ngâm nước từ 2 – 4 ngày, sau đó, nấu 30 phút trong nước nóng 100 độ C để rượu đạt đến trạng thái lý tưởng nhất.

Sau khi ngâm 2 – 4 ngày, gạo được nấu 30 phút trong nước nóng 100 độ C để rươu5 đạt trạng thái lý tưởng nhất

Gạo nếp đã nấu chín được trộn với men và nước, sau đó để yên khoảng 20 ngày để lên men. Lúc lên men, người ta sẽ dùng một công nghệ đặc biệt gọi là “khai ba”, tức là người ta sẽ dùng chày gỗ đảo đều các nguyên liệu. Công đoạn này có thể điều chỉnh nhiệt độ trong thùng, cho ô-xy nhập vào nhiều hơn để quá trình lên men dễ dàng hơn. Theo truyền thống, cả quá trình chưng cất rượu phải mất ít nhất là ba tháng.

Lúc lên men, người ta sẽ dùng chày gỗ đảo đều các nguyên liệu. Công đoạn này gọi là "khai ba"

Từ xưa, người ta đã dùng lá sen đậy miệng hủ rượu để chống hỏng. Trên lá sen còn có một lớp màng nhựa thật mỏng để nước không thấm vào và hút không khí để rượu có thể hít thở trước khi mở hũ rượu. Cuối cùng, người ta sẽ đậy hũ bằng một lớp bùn để tránh cho rượu tỏa ra. Tiêu chuẩn của rượu hoàng tửu Thiệu Hưng phải đợi đến 3 năm mới được xem là đúng chuẩn và đây cũng là tiêu chuẩn vàng trong chế biến rượu Thiệu Hưng.

Theo y học Trung Quốc, rượu Thiệu Hưng có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Điều này cũng được khoa học chứng minh. Người Trung Quốc cho rượu Thiệu Hưng vào món ăn để tăng thêm hương vị.

Rượu Thiệu Hưng được ủ trong thời gian càng lâu thì càng ngon

Rượu Thiệu Hưng được phân loại theo lượng đường và được chia thành 4 loại. Loại rượu Thiệu Hưng nổi tiếng quốc tế có tên tục là “Hoa điêu”. Tên gọi này xuất phát từ câu chuyện một người nhà giàu đi mua một hũ rượu vào ngày đầy tháng của con gái, sau đó đem chôn trong vườn, đợi đến khi con gái xuất giá mới đào lên làm rượu lễ. Ông ấy còn vẽ lên hũ bức tranh hạnh phúc.

Một bình rượu Thiệu Hưng với hoa văn trang trí cổ

Mỗi năm, Trung Quốc tiêu hao khoảng 20 tấn rượu vàng. Rượu vàng Thiệu Hưng có hơn 30 quốc gia và khu vực yêu thích. Nhiều khách du lịch rất vui khi được thưởng thức rượu Thiệu Hưng.

Hoa Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *