Bên bờ hạnh phúc

Đền Abu Simbel hoàn chỉnh nhất trên thế giới được xây dựng vào thời Pharaoh Ramesses II. Nếu nhìn kỹ, ở giữa 2 chân bức tượng có một bức tượng phụ nữ nhỏ rất xinh đẹp, chính phi Nefertari của ông. Đó là cách để đức vua thể hiện tình yêu dành cho người vợ xinh đẹp của mình. Vì thế, Abu Simbel không chỉ là 1 mà là 2 đền. 1 đền sùng bái đức vua, 1 đền sùng bái hoàng hậu Nefertari.

Đền Abu Simbel

Tương truyền, Pharaoh Ramesses có rất nhiều ái thiếp nhưng người mà đức vua thương yêu nhất là Nefertari. Ramesses II là Pharaoh vĩ đại nhất của Ai Cập và Nefertari cũng trở thành hoàng hậu nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Hình điêu khắc đức vua Ramesses II và hoàng hậu Nefertari

Đất nước Ai Cập được biết đến với những đền đài Pharaoh dọc 2 bờ sông Nile. Do sùng bái mặt trời nên những công trình tôn giáo hướng đều được xây dựng về phương Đông, theo phía mặt trời mặt mọc, và xem đó là nơi bắt đầu của sự sống và hy vọng. Vì thế, Abu Simbel còn có đền thờ nữ thần mặt trời nằm bên bờ Đông dòng sông.

Ngôi đền có mặt chính quay về hướng Đông

Là vị vua tại vị lâu đời nhất trong các Pharaoh, Ramesses II đã để lại cho nhân loại rất nhiều tòa kiến trúc vĩ đại từ ngàn năm trước dọc bờ đông dòng sông Nile. Điều này chứng tỏ sức mạnh của đất nước, đồng thời nhắc nhở hậu nhân không được quên những đóng góp to lớn của ông.

Dọc 2 bên lối đi vào khu đền Abu Simbel có 8 bức tượng. Tất cả đều là tượng điêu khắc về Ramesses II. Nơi đây không những có nhiều bức tượng mà trên tường còn có rất nhiều tranh được khắc họa trên tường. Đến ngày nay, chúng chúng ta vẫn còn có thể nhìn thấy rõ từng đường vẽ. Chúng ta còn có thể dễ dàng tìm thấy hình vẽ con ngựa trên bức tường trong tư thế đang vận động và chạy nhảy. Nhìn vào bức tranh này chúng ta biết được vào thời kỳ đó, người Ai Cập cổ đã biết sử dụng xe ngựa. Không những thế, chúng ta còn biết được họ rất tôn thờ thần mặt trời, tất cả đều được khắc họa ở khu đền.

Dọc hai bên lối đi vào khu đền là những bức tượng điêu khắc về Ramesses II

Những hình ảnh phong phú đó đã ghi lại cuộc sống của hơn 3.200 năm trước và những cuộc chiến với người Syria. Những nhà nghệ thuật thời đó đã biết sử dụng nét vẽ kỹ xảo thể hiện lện động tác và thần thái để hiện cảnh hỗn loạn của cuộc chiến khốc liệt. Nghệ sĩ Ai Cập thời đó còn biết vận dụng độ đậm, nhạt để tăng thêm phần sinh động.

Ánh nắng mặt trời có thể rọi vào đền Abu Simbel cố định mỗi năm 2 lần vào ngày 22/2 (kỷ niệm sinh nhật đức vua) và ngày 22/10 (lễ hội kỷ niệm vương miện đức vua). Chỉ có 3 bức tượng được chiếu sáng, bức tượng thứ 4 sẽ không được chiếu sáng. Ba bức tượng được chiếu sáng lần lượt là thần Mặt trời, tiếp theo là vua Ramesses II, thứ 3 là thần Amon. Thứ 4 là thần Bóng tối. Vì thế, khi ánh sáng từ ngoài cửa rọi vào chỉ có thể chiếu sáng 3 bức tượng này, còn bức tượng thứ 4 sẽ không được chiếu sáng. Vào 3.000 năm trước, người ta đã biết thiết kế xây dựng sao cho ánh nắng mặt trời rọi sáng vào đền nhưng sự thiết kế lại càng độc đáo hơn khi chỉ chiếu sáng 3 bức tượng.

Ánh nắng mặt trời có thể rọi vào đền Abu Simbel cố định mỗi năm 2 lần vào ngày 22/2 và ngày 22/10

Kỳ thực, đền Abu Simbel không phải tọa lạc ở vị trí hiện tại. Vào năm 1813, trước sự dâng cao của phù sa, Chính phủ Ai Cập đã cho xây đập Aswan. Vì e rằng đền sẽ bị nước nhấn chìm trong nước nên vào thập niên 1960, với sự hỗ trợ của quốc tế, đền đã được cắt thành 3.700 mảnh và di chuyển lùi về sau thêm 62 km. Mặc dù thông qua phương pháp kỹ thuật hiện đại nhưng sự tính toán chính xác trong cách định hướng ánh nắng mặt trời rọi vào đền đã bị lệch 1 ngày so với sự tính toán của thế hệ cổ xưa.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *