Bên bờ hạnh phúc

Bonsai được mọi người ưa chuộng bởi vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên của nó. Ngoài ra, bonsai cũng quý giá bởi tuổi thọ kéo dài hàng trăm năm, thậm chí cả ngàn năm. Giá trị của bonsai còn ở chỗ : mỗi tác phẩm là duy nhất, không trùng lặp.

Bonsai là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo

Bonsai là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo giống như nghệ thuật hội họa hay điêu khắc. Tuy nhiên, bonsai là nghệ thuật sống, nó được tạo ra từ thực vật còn đang sống, vì vậy, tác phẩm của nghệ nhân bonsai hầu như không bao giờ hoàn tất.

Bonsai là một trong những văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, nhưng theo các học giả, nghệ thuật trồng tỉa, tạo hình cây kiểng và cổ thụ thu nhỏ đã ra đời tại Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ VII.

Bonsai được cho là đã du nhập vào Nhật cách đây khoảng hơn 800 năm. Trong những bức tranh giấy cuộn vào thời Heian (năm 794 đến năm 1185), người ta đã thấy sự hiện diện của những chậu bonsai dùng làm vật trang trí trong nhà. Vào thời điểm đó, bonsai rất được giới quí tộc ưa chuộng.

Đến thời Kamakura, bắt đầu từ cuối thế kỉ XII đến đầu thế kỉ XIV, giới quí tộc đã bắt đầu trồng và chăm sóc bonsai trong các khu vườn trong lâu đài của họ. Thông là loài thực vật được dùng phổ biến nhất trong giai đoạn này.

Tại Nhật Bản, vào tháng Giêng, khi năm mới đến, người dân lại khẩn trương chuẩn bị những chậu kadomastu hay còn được gọi là “cổng thông”. Kadomastu là vật trang trí gồm những đoạn thân tre kết hợp với cành thông, người Nhật đặt chúng trước cửa nhà để chào đón linh hồn của tổ tiên và Thần mùa màng trong năm mới. Kadomastu thể hiện cho sự trường thọ, thịnh vượng và lòng kiên định.

Kadomastu là vật trang trí gồm những đoạn thân tre kết hợp với cành thông

Vào thời Edo, bonsai không còn là nghệ thuật tiêu khiển dành riêng cho tướng quân hay lãnh chúa, mà nó đã lan rộng ra trong dân chúng. Nhằm đáp ứng niềm đam mê chơi bonsai của quảng đại quần chúng, chính quyền đã tổ chức cuộc triển lãm bonsai lần thứ nhất tại Edo, nay là thủ đô Tokyo, vào năm 1914.

Trong thời Edo, bonsai trở thành tác phẩm nghệ thuật thương mại giữa những người lao động nghèo và tầng lớp thượng lưu. Các nghệ nhân trong gian dân sau khi tạo ra các chậu bonsai trong khu vườn nhà đã mang ra thị trường để bán. Ngày nay, trên thị trường bonsai Nhật Bản, người ta định giá bonsai không chỉ phụ thuộc vào tuổi thọ hàng trăm năm của cây, mà còn dựa trên những yếu tố khác như sự hợp nhãn hay nét độc đáo, mới lạ.

Ngày càng có nhiều giới trẻ Nhật Bản yêu thích nghệ thuật bonsai. Tuy nhiên, xu hướng thẩm mỹ của họ hoàn toàn khác với những nghệ nhân bonsai ngày xưa hay những bậc cao niên. Các nghệ nhân Nhật Bản hiện đại đã tạo ra những chậu bonsai mini có đường kính chỉ 1 cm, tương đương với đường kính của đồng 1 yên.

Mini bonsai

Loại bonsai mini còn có tên gọi “Gotsuso mame bonsai”, nghĩa là bonsai có kích thước bằng viên đậu. Trong quá trình làm gotsuo mame bonsai, người nghệ nhân nhất thiết phải tạo ra những chiếc chậu mini. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và hoàn toàn bằng thủ công.

Người Nhật yêu thích sự nhỏ nhắn, tinh tế, vì vậy sự xuất hiện của gotsuso mame bonsai nhằm thỏa mãn xu hướng đó. Kiểu bonsai mini này không tách rời quan niệm đem thiên nhiên thu nhỏ vào trong chậu, chỉ khác ở chỗ là cả chậu và cây trồng bên trong đều rất nhỏ bé.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *