Bên bờ hạnh phúc

Âm thanh thời xa xưa đã trôi qua cùng thời gian. Một bộ sử chiến tranh đã phác họa trình tự phát triển của xã hội loài người. Binh khí cổ đại là yếu tố quyết định vận mạng lịch sử và cũng chính là những chứng cứ lịch sử có tính thuyết phục nhất.

Ngày nay, ở Trung Quốc, múa kiếm trở thành phương pháp rèn luyện sức khỏe. Trong tay họ, kiếm là đạo cụ chứ không phải là một loại binh khí có tính sát thương.

Ngày nay, ở Trung Quốc, múa kiếm trở thành phương pháp rèn luyện sức khỏe

Vào thời xa xưa, kiếm là một loại binh khí hiệu quả khi áp sát kẻ thù. Kiếm sắc bén nhất thiên hạ thuộc về nước Ngô Việt. Tương truyền, trong các nước chư hầu phương Nam thời Xuân Thu Chiến Quốc đã xuất hiện thợ rèn kiếm nổi tiếng như Can Tướng và Mạc Tà. Lúc bấy giờ, kiếm được đúc bằng đồng.

Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn được tìm thấy ở tỉnh Hồ Bắc. Hơn 2000 năm qua, nó vẫn không hề bị gãy hay mục gỉ, lưỡi kiếm vẫn còn sắc bén như lúc vừa đúc. Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn là trên thân kiếm có nhiều hoa văn chìm, hình thoi màu đen. Cho đến nay, người ta vẫn không thể xác định người cổ đại đã dùng cách gì để chế tạo ra nó.

Trong hơn 10 thanh kiếm được phát hiện, kiếm của Ngô Vương và Việt Vương là vẫn còn nguyên vẹn. Điều này phản ánh trình độ đúc đồng cao của hai nước chư hầu Ngô – Việt phương Nam lúc bấy giờ. Lưỡi kiếm được đúc bằng một loại hợp kim đồng đen có chứa một lượng lớn thiếc giúp tăng cường độ cứng và làm lưỡi kiếm thêm sắc bén, tính sát thương cũng cao. Ngoài ra, ở sống kiếm là một hợp kim chứa một lượng thiếc nhỏ. Điều này giúp cho lưỡi kiếm dẻo dai, rất khó nứt gãy.

Kiếm là một loại binh khí hiệu quả khi áp sát kẻ thù

Hàng ngàn năm qua, có vô số truyền kỳ liên quan đến kiếm. Người Trung Quốc lưu truyền giai thoại kiếm khách Độc Cô với kiếm thuật siêu phàm và trở thành nhân vật tượng trưng cho màu sắc truyền kỳ của võ thuật Trung Quốc. So với kiếm khách, hình tượng đao khách truyền thống Trung Quốc không tự nhiên, khoáng đạt nhưng trầm tĩnh và khỏe mạnh. Có lẽ điều này liên quan đến đặc tính của cây đao.

Đao đồng thời Thương rất ngắn nhưng trọng lượng lại rất nặng, tính linh hoạt không sánh bằng kiếm ngắn. Do đó, đao thời Thương không nhận được sự yêu thích của các hiệp khách.

Chủng loại đao ngày càng nhiều, chất lượng đao cũng ngày càng cao.Từ đời Hán cho đến thời Thanh, đao là binh khí đánh nhau ở cự ly gần của binh sĩ. Bất luận là đao hay kiếm, chúng cũng đều được phát minh vào thời cổ đại. Nhưng đao, kiếm bằng đồng rất giòn và yếu.

Chủng loại đao ngày càng nhiều, chất lượng đao cũng ngày càng cao

Hơn 800 năm sau, vào thời Tây Hán, đao ngắn xuất hiện lần thứ hai. Sắt thép trở thành khung vững chắc cho cây đao. Việc sử dụng đồ sắt trở nên phổ biến đã thật sự làm nên thời cáo chung của việc sử dụng đồ đồng.

Vào thời kỳ Chiến Quốc, kỹ thuật rèn sắt của Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao. Trong di chỉ cổ thành Mân Việt Vương, người ta đã khai quật được rất nhiều văn vật bằng sắt, chẳng hạn như ngọn giáo sắt dài 82cm, lưỡi cày sắt nặng 15kg một số binh khí bằng sắt khác. Theo ước đoán, sau khi được đúc thành hình dáng, nó đã trải qua công đoạn xử lý nhiệt và rèn đúc nhiều lần.

Vào thời xa xưa, con người đã phát minh một lượng lớn binh khí tầm xa. Chiếc nỏ ra đời với những tính năng ưu việt hơn cung tên. Lực căng dây nỏ lớn hơn và bắn ở cự ly xa hơn. Theo tài liệu lịch sử, người Trung Quốc cổ đại còn phát minh ra một loại nỏ có thể bắn nhiều cung tên cùng một lúc.

Chiếc nỏ ra đời với mang những tính năng ưu việt hơn cung tên : lực căng dây lớn và cự ly bắn xa hơn

Nỏ thời nhà Tần có sức mạnh kinh người. Người dùng nỏ phải dùng chân đạp, dùng sức mạnh toàn thân mới có thể giương cung. Các chuyên gia suy đoán, tầm bắn của loại nỏ này có thể là 300 met. Khả năng sát thương của nỏ thời Tần rất cao. Đến thời Hán, binh nỏ được xem là một loại binh chủng chiếm giữ vị trí quan trọng trong quân đội, thậm chí, có một binh chủng chuyên môn mang tên “Tài quan quyết trương”.

Quyết trương là tên một loại nỏ dùng tay, hay chân để kéo căng dây cung. Chữ “quyết” có nghĩa là giẫm, đạp. Trong bộ binh, có những binh lính được huấn luyện chuyên sử dụng nỏ quyết trương.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *