Bên bờ hạnh phúc

Nọc độc là một trong những sức mạnh kinh hoàng và bí ẩn nhất trong thế giới tự nhiên. Nọc độc có thể tấn công cơ thể, gây ra sự đau đớn tột cùng và nguy hiểm đến tính mạng.

Khu rừng mưa nhiệt đới Amazon trải dài trên diện tích hơn 3.5 triệu dặm vuông. Đây là ngôi nhà của ¼ chủng loài động vật trên Trái Đất, trong đó có nhiều loài có nọc độc nguy hiểm. Một nửa lượng nọc độc tự nhiên trên Trái Đất có thể được tìm thấy tại khu rừng này. Mỗi năm, trong rừng Amazon có khoảng 12.000 người bị trúng độc.

Nọc độc là thứ vũ khí nguy hiểm, có thể được giải phóng từ răng, ngòi châm

Nọc độc là một thứ vũ khí rất nguy hiểm. Chất độc có thể được giải phóng từ răng, ngòi châm. Nọc độc của loài rắn độc ở Nam Mỹ có thể giết chết 5 người trưởng thành. Nọc độc của nó được tổng hợp từ các enzim hóa chất và cơ thể nó là một nhà máy phức hợp sản xuất nọc độc, huy động tất cả các bộ phận cơ thể, từ gan, tụy, cơ, thậm chí cả bộ phận sinh sản.

Rắn Pip sinh sống trên cây và có cái đuôi rất mạnh. Nó dùng đầu để tìm các nhánh cây mới và dùng đuôi để tóm lấy nhánh cây. Cái lưỡi của nó hoạt động liên tục để ngửi mùi trong không khí. Đây cũng là cách chúng phát hiện con mồi.

Nọc độc của rắn có thể ảnh hưởng đến máu, mô, và hủy diệt cơ thể. Nọc độc của nó là độc tố huyết cầu, được thiết kế để tấn công vào máu, phá hủy các hồng cầu và làm mất ổn định huyết áp. Nạn nhân có thể chết nhanh chóng vì bị xuất huyết nội. Vết cắn khá sâu và bị hoại tử nghiêm trọng.

Kiến đầu đạn

Kiến đầu đạn có ngòi châm mạnh và sắc bén. Có thể nói, kiến đầu đạn là loài có ngòi châm gây đau đớn kinh hoàng nhất. Trên thực tế, việc cho kiến đầu đạn châm vào người là một phần quan trọng trong nghi thức của cộng đồng thổ dân ở rừng Amazon. Họ tin rằng, nọc độc của chúng có thể giúp những người đàn ông trở nên mạnh khỏe hơn và săn bắn giỏi hơn.

 

Nhện Tarantula

Nhện Tarantula luôn mang đến nỗi sợ hãi cho người dân địa phương. Đây là một trong những loài nhện nguy hiểm nhất thế giới bởi nọc độc của nó rất mạnh, gấp nhiều lần nọc độc của các loài khác. Vết cắn của nó sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng, thậm chí người bị tấn công khó có thể giữ được mạng sống. Nọc độc của nó có thể giết chết cả một đứa trẻ.

Mỗi năm, ở Brazin có khoảng 3.000 người bị loài nhện này cắn. Nếu bị loài nhện này cắn, hầu hết nạn nhân, đặc biệt là nam giới, sẽ đau đớn dữ dội trong thời gian dài và thậm chí còn bị chứng trầm cảm. Nọc độc của nó có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống lứa đôi của nạn nhân trong suốt quãng đời còn lại.

Nọc độc của loài nhện Tarantula chứa chất độc thần kinh hủy diệt, được thiết kế để tấn công hệ thần kinh trung ương. Chất độc thần kinh có thể hoạt động theo hai cách. Chúng có thể ngăn chặn các hộp thần kinh hoạt động, gây tê liệt, hệ hô hấp có thể ngưng hoạt động hoặc nọc độc có thể chảy tràn qua hệ thần kinh và gây ra sự suy sụp lớn, mạch máu sẽ vỡ ra trong não bộ. Những sợi cơ sẽ co lại, cùng lúc đó, trong máu sẽ có một lượng lớn chất hóa học gây mê. Cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là cơ quan sinh dục nam. Nạn nhân có thể được sống sót, nhưng đời sống tình dục có thể gặp trục trặc.

Ếch khỉ thoạt nhìn trông giống những loài ếch bình thường, nhưng thật ra, nó chứa nọc độc mạnh. Cơ thể nó có tuyến độc được gọi là tuyến gây tê liệt. Tuyến này nằm ở phía sau mắt và ngay trên phần vai của con ếch. Khi được phóng thích, nọc độc sẽ bao phủ gần như toàn bộ cơ thể để ngăn chặn sự tấn công của kẻ thù.

Ếch khỉ

Trong nhiều thế kỷ qua, con người đã biết sử dụng nọc độc của nó để tẩm vào các mũi tên khi săn bắn. Hiện nay, nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu các thành phần trong nọc độc của nó để bào chế ra loại thuốc chữa bệnh đột quỵ hay tăng huyết áp.

Nọc độc của các loài vật tiến hóa hàng triệu năm. Từ lâu, chúng là mối đe dọa của con người và các sinh vật khác, nhưng hiện nay, khoa học đã thấy được nhiều lợi ích sâu xa của nọc độc. Các nhà nghiên cứu tiếp tục ra sức tìm hiểu nọc độc để biến những kẻ hủy diệt thành những con vật có lợi cho con người.

Minh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *