Bên bờ hạnh phúc

Sau khi nhà Hán kết thúc, Trung Quốc bước vào thời kỳ Ngụy – Tấn, Nam – Bắc triều phân tranh không ngừng. Thời đại chiến loạn là thời kỳ hoàng kim của giao lưu văn hóa, nhiều nền văn hóa ngoại lai du nhập vào Trung Quốc mang đến cơ hội sáng tạo mới. Sự thay đổi lớn trong lịch sử nhạc cụ đã xuất hiện.

Tranh vẽ Trúc lâm thất hiền (bảy người trong rừng trúc), trong đó, Nguyễn Hàm là người cầm đàn

Nhạc cụ đã theo con đường tơ lụa từ Tây Vực du nhập vào Trung Quốc. Những nhạc cụ ngoại lai dần chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống âm nhạc truyền thống.

Từng có một thời kỳ, từ tầng lớp thượng lưu cho đến người dân bình thường đều ưu chuộng các điệu múa và nhạc cụ của Tây Vực. Nhưng tất cả nhạc cụ ngoại lai đều được người Trung Quốc cải tạo.

Đàn Nguyễn Hàm thịnh hành vào đời Hán, là một biến chủng của đàn tì bà Tây Vực. Vào đời Hán, nó được gọi là Tần tỳ bà. Vào thế kỷ thứ III đời Tây Tấn, một danh sĩ tên là Nguyễn Hàm rất giỏi gảy loại đàn này và dần mọi người gọi loại đàn này là đàn Nguyễn Hàm. Về sau, người Trung Quốc tiến hành cải tạo đàn tỳ bà Tây Vực, kiểu dáng vật liệu và kỹ thật chơi của đàn Nguyễn Hàm rất giống đàn tỳ bà.

Hình dáng đàn Tỳ bà

Tên gọi tỳ bà chính là cách đàn, tì là đàn hướng ra ngoài, bà là đàn hướng vào trong. Nhà thơ nổi tiếng đời đường Bạch Cư Dị đã có nhiều câu thơ miêu tả hình tượng và sự sinh động khi diễn tấu đàn tì bà trong tác phẩm thơ Tỳ Bà hành.

Dây to dường đổ mưa rào

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng

Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy

Mâm ngọc đâu bỗng nẩy hạt châu.

Ban đầu, đàn tỳ bà gảy nằm ngang, sau đó, đàn tỳ bà được gảy đứng, quá trình này mất hơn 1000 năm.

Ban đầu, tỳ bà được gảy nằm ngang
Sau đó, đàn tỳ bà được gảy đứng, quá trình này mất hơn 1000 năm

Trải qua hơn 1000 năm cải tạo, đàn tỳ bà đã hoàn toàn hòa nhập vào Trung Quốc và trở thành một trong những nhạc cụ nổi tiếng nhất.

Trong lòng người dân Trung Quốc, đàn nhị hồ ví như đàn violon. Nhưng rất nhiều người Trung Quốc không biết rằng, đàn nhị hồ không phải là sản phẩm của Trung Nguyên. Tiền thân của đàn nhị hồ là hề cầm, nó là nhạc cụ của một bộ lạc tên Hề vào đời Tùy Đường.

Hề là tên của một dân tộc thiểu số phương Bắc, họ đã biểu diễn bằng hai dây đàn thẳng đứng. Vào lúc bấy giờ, ở Trung Quốc chưa có loại nhạc cụ này. Đến đời Đường có hề cầm, đến đời Tống có tài liệu ghi chép là đàn nhị hồ. Đây được xem là sản phẩm kết hợp Trung Quốc và nước ngoài.

Đàn nhị hồ

Bộ phận hợp thành chủ yếu của đàn nhị hồ là cung và dây đàn. Công dụng chủ yếu của nó là đệm nhạc cho hát múa, nói hát cho hí kịch và tham gia hòa tấu với đội nhạc truyền thống qui mô nhỏ.

Đàn nhị hồ đã từng chiếm giữ vị trí cao không thua kém gì đàn tì bà vào đời Đường. Đàn nhị hồ có sức biểu hiện phong phú.

Sau đời Thanh, gia tộc đàn nhị hồ xuất hiện nhiều chủng loại khác như cao hồ, bàn hồ, kinh hồ. Cuối cùng, đàn nhị hồ đã giữ vị trí đứng đầu nhạc cụ dân tộc Trung Quốc. Vào đời Thanh, đội nhạc dân gian Trung Quốc đã hoàn chỉnh sau hàng ngàn năm hấp thu, sáng tạo, đào thải và đổi mới.

Sau đó, căn cứ theo cách biểu diễn, nhạc cụ được chia thành 4 loại. Lấy đàn nhị hồ, kinh hồ và cao hồ, đại diện cho nhạc cụ kéo. Lấy cầm, tì bà đại diện nhạc cụ dây. Lấy địch tử, tiêu, khèn, kèn xô-na đại diện nhạc cụ hơi. Lấy đường cổ, đồng cổ, cái chũm chọe đại diện nhạc cụ gõ.

Nhạc cụ chia thành 4 nhóm: nhạc cụ kéo, nhạc cụ dây, nhạc cụ hơi, nhạc cụ gõ

Từ đời Tống Nguyên cho đến đời Minh, Thanh, vua chúa, quan viên và khách văn chương đều quen với cuộc sống “cầm nhạc”, hoặc học đòi phong nhã, gửi gắm tình cảm.

Nhạc cụ truyền thống Trung Quốc vẫn phát triển theo quỹ đạo của chính mình. Một cái tu huýt cổ có thể mang người ta trở về với quá khứ xa xưa. Tiếng đàn tì bà miêu tả cảnh tượng ánh trăng dập dềnh trên sông ngày xuân thật đẹp. Đàn nhị hồ chuyên bày tỏ nỗi niềm buồn thương, gian nan, khổ cực trong lòng. Đề tài khác nhau, nhạc cụ âm sắc khác nhau cùng diễn tấu khí chất độc đáo, hàm súc và ôn hòa văn hóa truyền thống Trung Quốc

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *