Bên bờ hạnh phúc

Trương Tam Phong là nhân vật đã từng sáng lập ra môn võ Thái cực quyền. Vì thế, nguời đời sau còn gọi ông là “Tổ sư Thái cực, võ lâm thái đầu”. Từ xưa đến nay, những truyền thuyết nói về ông nhiều vô số kể và trong lòng mọi nguời, ông là một vị thần tiên thân rồng.

Trương Tam Phong là nhân vật đã từng sáng lập ra môn võ Thái cực quyền

Theo thống kê khảo sát, có tổng cộng hơn 30 truyền thuyết khác nhau nói về nơi sinh của Trương Tam Phong và tất cả những truyền thuyết đó đều chưa đuợc một ai khẳng định hay chấp nhận trên diện rộng. Vì thế, quê quán, thân thế của Trương Tam Phong truớc khi thành danh cho đến nay vẫn còn là một ẩn số.

Thành phố Thiệu Vũ, vùng Mân Bắc, tỉnh Phúc Kiến  đã phát hiện một bảng gia phả của Truơng Tam Phong. Quyển gia phả này mới được trùng tu lại vào thời kỳ cuối nhà Thanh. Trong quyển sách có ghi rõ, Truơng Tam Phong, năm thứ 5 Tống Cảnh Định Giáp Tử, tức là năm 1264. 17 năm sau đó, Nam Tống bị diệt vong. Những câu chuyện lịch sử liên quan đến thời gian ra đời của Trương Tam Phong có rất nhiều nhưng lại không có sách nào khẳng định.

Gia phả ghi rằng, sau khi Trương Thị dời đến thôn Khảm Hạ, Trương Tử Xung hạ sinh Trương Trưởng Tử. Sau đó, Tử Xung vứt bỏ hồng trần, lên núi tu luyện chính khí, đọc sách thánh hiền ở Thúy Vân Am và được sắc phong thành “Thần tiên Trung Hiếu Tam Phong”. Từ đoạn ghi chép trong quyển gia phả này cho thấy, nhân vật Trương Tử Xung trong Trương Thị chính là tổ sư Thái cực Trương Tam Phong.

Đỉnh núi Vũ Dương là nơi mà ông tổ Trương Tam Phong thường xuyên tu luyện. Vì thế, trên đỉnh núi Vũ Dương còn rất nhiều di tích có liên quan đến Trương Tam Phong.

Trên đường lên đỉnh núi Vũ Dương có một tảng đá lớn, trên mặt khắc rất nhiều chữ, trong đó, nhiều chữ vẫn còn nhìn thấy được rất rõ ràng. Dưới sự bào mòn của thời gian, một số văn tự trên đá không còn nhìn thấy rõ nên không thể nào xác định được nữa. Những văn tự trên được khắc vào năm thứ 4 Thiệu Hưng, đời Nam Tống, tức là vào khoảng năm 1134 – 1135, kể về câu chuyện Trương Tử Xung tu luyện ở Thúy Vân Am. Thời gian tu luyện của Trương Tam Phong được khắc trên tảng đá này mâu thuẫn với bản gia phả Trương Thị. Nếu căn cứ theo bảng gia phả đó, vào năm thứ 4 Thiệu Hưng, Trương Tam Phong vẫn chưa được sinh ra đời.

Có sử sách nơi đây viết rằng, Thúy Vân Am do Trương Tam Phong xây dựng. Hai trụ cột chính, biểu tượng của Thúy Vân Am, là kiến trúc điển hình của lối kết cấu kiến trúc đời Nguyên. Trên hai cột lớn này có khắc hàng chữ “Chí Chính Mậu Tuất, quý thu nguyệt lập”. “Chí Chính” là niên đại cuối cùng của nhà Nguyên. Có thể phán đoán, ngôi chùa này sớm nhất cũng phải vào đời Nguyên mới có.

Trên đỉnh núi Thúy Vân có một khoảng đất đá trống nhưng không một loại cây cỏ nào mọc trên đó, trong khi xung quanh đều là cây cối xanh tươi, hình thành nên một cảnh quan vô cùng tương phản. Khoảng đất trống đó là nơi trương Tử Xung luyện đơn. Trong lúc luyện đơn, ông đã làm chất độc vung vẩy khắp nơi. Vì thế, mọi thứ trên khoảng đất này đều không thể nào sống nổi, trông như vùng đất chết.

Cách đỉnh núi Thúy Vân không xa xuất hiện một vườn trà ngay bên đuờng. Loại trà này là loại trà thượng hạng và nổi tiếng nhất ở địa phương, có tên là trà Toái Đồng. Lấy một ít trà khô cho vào miệng, nhai nhẹ ít lâu đến khi trà thấm mềm, sau đó, thử cho một miếng đồng vào miệng, không cần nhai miếng đồng mà chỉ cần di chuyển miếng đồng trong miệng, miếng đồng đó tự động sẽ bị mềm và vỡ vụn ra. Tương truyền, công hiệu thần kỳ của loại trà này do chính Truơng Tam Phong đã phát hiện được.

Khi đem loại trà này đi xét nghiệm, người ta thấy rằng, trong trà có rất nhiều thành phần phenol, nhiều gấp 3 lần những loại trà khác, cứ trong 100 gr thì sẽ có từ 4 đến 4,7 gr phenol. Trong khi đó, thành phần phenol trong các loại trà khác chỉ chiếm 1,5 gr.

Truyền thuyết kể lại rằng, khi Trương Tam Phong luyện công trên đỉnh núi Vũ Phong, thuộc trấn Hòa Bình, xung quanh ông có rất nhiều vườn trà và những cây trà đó đã hấp thụ được khí công của ông và đã trở thành “trà tiên”.

Thư viện của thành phố Thiệu Vũ còn lưu lại những tư liệu lịch sử viết về Trương Tam Phong. Trong quyển Gia Tịnh – Thiệu Vũ Phủ Chí có viết “Trương Tử Xung, còn đuợc gọi là Trương Tam Phong, sống ở trấn Khảm Hạ”. Theo căn cứ trong sử sách ở đây ghi chép, Trương Tam Phong rời khỏi Thiệu Vũ khi chỉ mới 20 tuổi. Sau đó, ông phiêu bạt khắp nơi và cuối cùng dừng chân ở núi Võ Đang, sáng lập nên Thái cực quyền, trở thành “Tổ sư Thái cực, võ lâm thái đầu”, được người người biết đến.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *