Bên bờ hạnh phúc

Công nguyên năm 1125 là những năm cuối của vương triều Bắc Tống Trung Quốc. Đây là một triều đại đã tồn tại hơn 1.600 năm lịch sử. Cũng vào năm này, một họa gia tài danh của thời Bắc Tống là Trương Trạch Đoan đã hoàn thành tác phẩm “Thanh minh thượng hà đồ”.

Thanh minh thượng hà đồ

Trong lịch sử, hầu như chẳng có ghi chép nào ghi lại sự ảnh hưởng và những giá trị nghệ thuật trong tác phẩm “Thanh minh thượng hà đồ” của Trương Trạch Đoan. Sau đời Tống, bức tranh “Thanh minh thượng hà đồ” mới được khen ngợi và trở thành biểu tượng đỉnh cao trong nghệ thuật hội họa tinh tế, miêu tả sống động và chân thực đời sống nhân dân.

Phần ngoài cùng bên phải minh họa cảnh thôn dã với nhiều cây cối

Ngày nay, bức tranh “Thanh minh thượng hà đồ” được trưng bày trong Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Tổng chiều dài của tranh là 527,8 cm, rộng 25 cm. Kết cấu toàn cảnh bức tranh là những bút pháp vô cùng tinh tế và nghiêm ngặt, miêu tả chi tiết cuộc sống tấp nập và phồn thịnh trong tiết thanh minh của bá tánh ven bờ sông Biện và khu vực cửa thành Đông, thuộc triều đại Bắc Tống.

Phần tranh mô tả bến cảng với nhiều thuyền buồm dọc sông

Tổng số nhân vật hiện diện trong toàn bức tranh là khoảng hơn 800 người, 94 con trâu bò gia súc, hơn 1.700 các loại cây, tạo nên một quang cảnh ấm no và vui tươi của bá tánh khu vực sông Biện ngoại ô kinh thành, phương tiện vận chuyển hàng hóa thuận tiện, cảnh buôn bán trên phố tấp nập và kiểu kiến trúc rất đặc trưng trên phố.

Phần tranh bên trái của bến cảng mô tả cảnh cây cầu kiểu cổ với rất nhiều hàng quán ngay trên cầu, phía dưới là một chiếc thuyền chưa cất hết buồm đang tìm cách cập bến

Cảnh những cư dân trên thuyền lao động, sĩ phu, tri thức an nhàn thư thái đọc sách thưởng cảnh… là những cảnh tượng rất hợp tình, hợp lý trong cuộc sống xã hội. Chúng đã tạo nên một bức tranh tổng thể các lĩnh vực trong đời sống xã hội vô cùng quy mô và hùng vĩ. Đây không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật hội họa, mà nó còn có giá trị văn hiến lịch sử rất cao.

Phần tranh bên phải mô tả đại môn Biện Kinh với phố xá tấp nập và rất nhiều loại cửa hiệu, người buôn bán

Vị hoàng đế phong lưu Huy Tông dành phần lớn thời gian cho hoạt động nghệ thuật thư pháp và hội họa. Trong quyển “Đồng Thiên Thanh lục” của Triệu Hy Hộc viết rằng, Ngự thư phòng của hoàng đế Huy Tông có lưu trữ rất nhiều ngự bút kim thư của vua cùng với các bức thư pháp, tranh họa nổi tiếng.

Trong Ngự thư phòng của vua Huy Tông có tổng cộng 6.396 tác phẩm của 231 họa gia. Trong sách sử còn viết, Huy Tông còn để lại cho đời hơn 100 tác phẩm với thủ bút cũng vô cùng tinh tế.

Ngày nay, trong Viện Bảo tàng Cố Cung có bức “Chim trĩ phù dung”, miêu tả một đóa phù dung rũ xuống và bên dưới có một chú chim trĩ ngũ sắc đang quay đầu dõi mắt theo một đôi bươm bướm. Bức tranh được tạo hình rất đẹp, màu sắc trang nhã, nét vẽ công phu, tinh tế, hình ảnh được khắc họa rất tinh vi mà không bị khô khan. Mấu chốt thành công của bức tranh chính là lột tả được thần thái và tính sinh động cho hiện tượng sự vật.

Hoàng đế Huy Tông là người rất đam mê nghệ thuật hội họa và cũng là vị vua duy nhất toàn tâm toàn ý, dốc hết tâm sức để sáng lập nên “Họa viện hoàng gia” hưng thịnh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Phần lớn các bức tranh trong “Họa viện hoàng gia” đều được miêu tả rất tinh tế và nghiêm túc và đó đều là những tác phẩm của các họa gia nổi tiếng như Hứa Đạo Ninh, Lý Đường, Tô Hán Thần, Trương Trạch Đoan… Tất cả đều để lại dấu ấn sáng lạn trong lịch sử hội họa Trung Quốc.

Gia Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *