Bên bờ hạnh phúc

Đến thời Chiến quốc Sengoku, lãnh chúa các địa phương phát động chiến tranh giành quyền lực và lãnh thổ, than củi cũng góp phần quan trọng trong cuộc nội chiến này. Than được sử dụng làm nhiên liệu để luyện kim trong quá trình rèn vũ khí và áo giáp của chiến binh.

Thép Hagane, nguyên liệu rèn kiếm Nhật, được tạo ra từ phương pháp luyện thép độc đáo Tatarafuki có lịch sử hơn 1.000 năm.

Than củi có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Nhật

Trước tiên, người ta cho cát, sắt cùng với than củi vào lò nung lộ thiên Tatara để luyện thép. Sức nóng khủng khiếp của than làm cát sắt tan chảy và đây sẽ là nguồn nguyên liệu dùng để rèn kiếm khi nó cứng lại thành một khối kim loại bền chắc gọi là thép hagane. Để có được 1 tấn thép nguyên liệu hagane, người ta phải cần đến 13 tấn cát sắt và 13 tấn than củi.

Hagane là loại thép có chất lượng rất tốt với 99% thành phần là thép nguyên chất. Thép hagane đã tạo nên danh tiếng cho thanh kiếm Nhật Bản.

Đến thời Edo, thế kỷ XVII, than củi bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong dân chúng để nấu nướng và sưởi ấm. Lò đốt than củi tiện dụng Hibachi là một trong những vật dụng gia đình phổ biến lúc bấy giờ. Chẳng hạn, người dân Edo sử dụng lò đốt than di động hanami hibachi để hâm nóng rượu sake trong các chuyến dã ngoại hay sử dụng lò than Naga hibachi cho các cửa hàng ăn hoặc gia đình đông người. Ở dưới và bên hông của bếp lò có nhiều ngăn kéo. Người ta để nước trà, đồ uống hoặc thức ăn vào các ngăn này để tận dụng sức nóng của than giữ ấm thực phẩm.

Xà phòng có chiết xuất từ than củi

Từng là hàng hóa cao cấp của giới thượng lưu, rồi trở thành nhiên liệu phổ thông trong dân chúng, than củi đã góp phần tạo sự thoải mái, tiện lợi cho cuộc sống của người Nhật.

Nhật Bản có 3 loại than thông dụng: than đen Kurozumi – loại than mềm và vẫn còn giữ lớp vỏ cây; than binchotan hay còn gọi là than trắng Shirozumi, vì trên các thanh than có những đốm trắng rải rác và loại thứ 3 là than củi tre Takezumi.

Ở Nhật, than củi không chỉ dùng để đốt mà còn được sử dụng để hút ẩm, khử mùi và khử độc.

Than củi còn có tác dụng khử độc và tăng độ thơm dẻo của hạt cơm 

Hình ảnh phân tích trên máy tính có thể cho chúng ta thấy, trong than củi có rất nhiều lỗ nhỏ, bề mặt của các lỗ này cộng lại chiếm diện tích từ 200 – 400 mét vuông/gram than củi. Đây chính là yếu tố tạo nên tính năng điều hòa không khí đặc biệt của than củi. Những cái lỗ nhỏ li ti giúp than hút hơi ẩm từ không khí trong ngôi nhà khi trời lạnh và phả hơi ẩm ra làm mát khi thời tiết nóng. Chính vì vậy, người ta xem than củi như là một chiếc máy điều hòa độ ẩm lý tưởng.

Than củi còn có tác dụng bảo quản rau củ quả và trái cây. Người ta cho một ít than củi vào ngăn mát dùng để lưu trữ rau quả của tủ lạnh, than sẽ giúp rau quả giữ độ tươi lâu hơn.

Than củi cũng đóng một vai trò quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Than củi phế thải được nghiền nát trộn chung với đất làm phân bón. Loại phân sinh học này thường được rải lót trên các luống đất trước khi trồng hoa màu lên đó.

Người Nhật dùng cả than củi để tăng độ ngon và dẻo của hạt cơm. Khi nấu cơm, người ta cho một thỏi than củi vào nồi, vì có tác dụng khử mùi và hút nước nên than củi sẽ giúp nồi cơm khi chín có mùi dễ chịu và hạt cơm khô ráo.

Than củi được coi là "linh hồn" của những món nướng

Than củi không chỉ được dùng để hút ẩm và bảo quản thực phẩm mà người Nhật còn nghĩ ra cách chiết xuất chất hóa học phát sinh từ quá trình đốt than. Sản phẩm có tên Mokusaku-eki, hay còn được gọi là giấm gỗ, là chất lỏng có màu nâu nhạt, chảy xuống từ ống khói của các lò đốt than. Giấm gỗ được người Nhật sử dụng để cải tạo đất và làm thuốc diệt côn trùng. Ngoài ra, người Nhật còn sử dụng dầu tắm có thành phần là giấm gỗ pha loãng với nước để tắm vào mùa hè trị các bệnh mẩn ngứa, người nông dân thường pha giấm gỗ với nồng độ đậm đặc để phun trên rau màu diệt sâu bọ phá hoại. 

Than củi còn là một loại phân bón tốt cho cây

Với trà đạo, người Nhật đã dùng loại than làm từ gỗ sồi ở phía Bắc tỉnh Osaka để phục vụ cho việc pha trà. Than có hình dáng khá đẹp, trong lõi than xuất hiện nhiều vết nứt đều nhau trông giống như hoa cúc nên nó được gọi là than hoa cúc.

Than hoa cúc

Ngày nay, bên cạnh các nguồn năng lượng phổ thông như điện, gas và xăng dầu người dân Nhật Bản vẫn trung thành với than củi. Than củi đã tạo nên nét độc đáo mang màu sắc văn hóa của đất nước này.

Thanh Tâm
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *