Bên bờ hạnh phúc

Trong một lần công tác tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, chúng tôi được giới thiệu đến thăm Làng nghề lọp cua tại xã Mỹ Đức. Thời điểm ấy vừa mới ra Giêng, tức là mùa khô, bà con ít đi đặt lọp, đa số dành thời gian ở nhà để đan lọp chuẩn bị cho mùa sau. Bà con ở đây quan niệm, mùa cua là mùa nước nổi, bởi thời điểm đó cua mới chạy nhiều. Cả làng nghề 63 hộ sống tập trung với nhau, và cùng làm nghề đan lọp cua này.

Nhiều năm trước, bà con đan lọp là để gia đình tự đặt cua, chứ không bán. Hiện nay, nghề đặt cua có ăn nên bà con làm lọp để bán là chủ yếu, nhờ vậy đời sống của nhiều hộ dân ở đây đã khá lên rất nhiều. Có hộ mỗi năm bán được gần 5.000 cái lọp, thu lãi vài chục triệu đồng. Vì thế, có nhiều hộ đã nghỉ làm nghề đặt cua, mà chỉ chuyên làm nghề đan lọp bán. Thu nhập cũng rất khá.

Chúng tôi thăm lại gia đình bà Nguyễn Thị To, gia đình bà có đến 3 chiếc vỏ máy đặt cua. Đúng ra, vào thời điểm này như mọi năm, gia đình bà đã kéo vỏ máy xuống đi đặt cua khắp các cánh đồng. Nhưng năm nay, lọp hút hàng quá, giá lọp tăng khá cao, nên gia đình bà vẫn còn nán lại đan lọp bán. Bà cho biết, mùa nước năm nay cua chạy khá mạnh, nhiều hộ dân ở Campuchia cũng qua đặt mua với số lượng lớn, nên giá lọp tăng nhiều so với năm rồi, đã hơn 20.000 đồng một cái . Tính ra, với giá cua 4 – 5 ngàn/kg, bà con ở nhà đan lọp bán có lời nhiều hơn.

Nếu tính chung từ Mồng Năm Tháng Năm đến đầu mùa lũ, bà con xóm lọp Kênh đào Mỹ Đức này đã bán mấy chục ngàn cái lọp rồi, mà năm nào cũng vậy. Xem ra, bà con sống với nghề đan lọp cũng khá ổn định.

 

Tuy nhiên, thu nhập từ công việc đặt cua đồng cũng khá hấp dẫn. Có thể đến vài trăm ngàn đồng/ ngày… Có khi trúng cua, trúng giá mỗi ngày lời hơn 1 triệu đồng. Do đó, không chỉ có mấy chục hộ ở kênh đào Mỹ Đức, mà hàng trăm hộ ở khác xã, khác huyện cũng sắm sữa phương tiên đến vài chục triệu đồng để làm nghề đặt cua.

Chúng tôi theo đoàn các anh đến tận huyện An Phú để tìm hiểu công việc đặt lọp cua của bà con. 

Như hộ của anh Dương Văn Tấn ở xã biên giới Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú. Mấy năm trước, anh chuyên đặt dớn mỗi khi lũ về. Cái nghề đặt dớn đã theo anh từ nhỏ, đến lớn lại theo anh để nuôi vợ nuôi con, thế nhưng nghề chỉ đủ ăn, không dư giả nhiều. Đến khi gặp được nghề đặt cua này, anh mới mạnh dạn chuyển sang. Năm đầu tiên bắt đầu vào nghề, anh phải đầu tư gần 40 triệu đồng, một số vốn khá lớn đối với anh, thế mà chỉ trong 6 tháng nước bêu năm đó, với khoảng 400 lọp, anh Tấn đã lấy lại vốn và còn thu lời vài chục triệu đồng. Gia đình anh rất vui.

 Từ đó, hễ cứ đến mùa nước lên, anh Tấn lại chuẩn bị mua lọp mới để chạy đồng.

Theo chân bà con đi đặt cua suốt cả ngày, chúng tôi cảm nhận được sự vất vả của họ. Phải đặt ở đồng xa mới có cua nhiều. Bà con từ kênh đào Mỹ Đức phải chạy đến gần 100 cây số đường sông mới đến nơi đặt. Thường bà con hay đến các cánh đồng lớn như đồng Tà Keo, Campuchia, đồng Mộc Hóa, tỉnh Long An, hay những cánh đồng cặp đôi bờ kênh Vĩnh Tế,… Bởi vậy, sáng sớm bà con phải thức dậy tranh thủ đi dỡ lọp. Mỗi xuống máy thường đặt từ 300 đến 500 lọp, nên công việc dỡ lọp, rồi đặt lại cũng mất nhiều thời gian.

 

Ra đồng rộng mênh mông, rất khó có thể nhận ra xuồng nào đặt cua hay đặt tôm. Phải đến gần mới phân biệt được nhờ sự khác nhau của cái lọp. Lọp cua lớn hơn và thưa hơn lọp đặt tôm, tép.

Thì ra, bà con đặt tép cũng trúng lắm, nhờ có mồi cua thì phải.Thú vị thật, người ta lấy khoai mì để làm mồi đặt cua; người khác lấy cua làm mồi đặt tôm, đặt tép.

Như bà con cho chúng tôi biết, mấy năm nay, thị trường trong nước tiêu thụ cua mạnh quá, nên nhiều hộ ở nước bạn Campuchia cũng bắt đầu kiếm sống bằng nghề này, họ cũng mua lợp đặt rồi bán cua cho các vựa ở phía Việt Nam. Nghĩ lại, thấy cái lọp cua của bà con Mỹ Đức mình cũng ý nghĩa thật. Nó có thể làm cho cuộc sống và tình cảm của những người dân ở vùng biên giới này thêm khăng khít hơn, gần nhau hơn.

Trời nắng chang chang, họ phải lênh đênh như vậy suốt cả ngày, đến khoảng hơn 2 giờ chiều bà con mới bắt đầu về vựa cân cua.

Trước đây, vựa cua còn đặt ở Mỹ Đức, huyện Châu Phú, bà con chạy đi chạy về tốn cũng nhiều chi phí và hay bị trễ giờ. Do đó, năm nay, các chủ vựa đều chuyển điểm tập kết lên tận huyện An Phú để thuận lợi việc chuyên chở của bà con.

 

Khoảng 3 giờ chiều là cao điểm bà con về cân cua tại điểm tập kết. Xuồng nào về cũng trên 100 kg, có xuồng gần 300 kg, tính ra, bà con thu lãi khá lắm.Các chủ vựa, phân loại, vô bao lưới với trọng lượng đều nhau rồi chuyển thẳng lên chợ đầu mối ở TP HCM tiêu thụ.

Có lẽ vựa của anh Lê Văn Việt chuyển hàng về muộn nhất ở đây. Thường đến 7 giờ tối mới  lên xe như thế này, và đến gần hơn 9 giờ tối mới xong. Anh Việt  cho biết cua mùa thuận  nhiều lắm, mỗi ngày có thể trên 10 tấn về bến. Theo anh biết, ở đây có trên 7 vựa cân cua quy mô lớn giống như anh vậy. Tính ra, cứ đến mùa nước nổi, lượng cua đồng mỗi ngày về các vựa gần cả trăm tấn. Một lượng cua khá lớn. Đổi lại, mùa thuận thì giá thấp. Nếu như vào tháng nghịch, cua ít, giá khoảng 35 đến 40 ngàn/kg, thì mùa này, giá chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg.

Nghe anh Việt nói, chúng tôi hiểu, các chủ vựa cua ở đây, mặc dù không nói ra, nhưng ai cũng ngầm hiểu, đã định sẵn một mức giá sàn bao tiêu cho bà con đặt cua. Bởi có như vậy, bà con mới không nản lòng vì lỗ lã và bám được với nghề quanh năm.

Nghe vậy chúng tôi vừa mừng vừa khâm phục cho mối quan hệ buôn bán giữa thương lái và bà con nơi đây. Trong khi ở nhiều lĩnh vực khác, người ta còn vận động đến mỏi mệt để có thể tìm tiếng nói chung cho bà con và đơn vị thu mua, thì tại đây, lại có mối quan hệ tự phát mà đầy nghĩa tình  và mang tính thời đại  như vậy.

Sống tại xóm đan lọp Mỹ Đức, anh Việt đã từng trải và hiểu quá rõ nỗi vất vả cái nghề lợp cua này rồi, nên khi có điều kiện anh đứng ra làm đầu mối tiêu thụ cho bà con. Không những cân cua, vựa của anh còn đứng ra làm trung gian bán lọp cho bà con xóm mình, rồi đặt mua vài tấn khoai mì mỗi ngày, chở đến tận nơi cung cấp cho xuồng đặt cua. Cứ đến mùa cua, gia đình anh Việt ngày nào cũng rộn ràng cả chục lao động làm việc suốt từ sáng đến tối. Điều đó cũng góp phần cho làng nghề lọp cua của Mỹ Đức thêm phần đông đúc, rộn ràng.

Chưa hết, mỗi chiếc bao lưới đựng cua giao hàng, cũng do bà con ở xóm này tự may. Đây không phải công việc chính và thường xuyên, nhưng hễ đến mùa vụ, gia đình này thu nhập cũng gần 100 ngàn đồng mỗi ngày cho

Sống tại xóm đan lọp Mỹ Đức, anh Việt đã từng trải và hiểu quá rõ nỗi vất vả cái nghề lợp cua này rồi, nên khi có điều kiện anh đứng ra làm đầu mối tiêu thụ cho bà con. Không những cân cua, vựa của anh còn đứng ra làm trung gian bán lọp cho bà con xóm mình, rồi đặt mua vài tấn khoai mì mỗi ngày, chở đến tận nơi cung cấp cho xuồng đặt cua. Cứ đến mùa cua, gia đình anh Việt ngày nào cũng rộn ràng cả chục lao động làm việc suốt từ sáng đến tối. Điều đó cũng góp phần cho làng nghề lọp cua của Mỹ Đức thêm phần đông đúc, rộn ràng.

Chưa hết, mỗi chiếc bao lưới đựng cua giao hàng, cũng do bà con ở xóm này tự may. Đây không phải công việc chính và thường xuyên, nhưng hễ đến mùa vụ, gia đình này thu nhập cũng gần 100 ngàn đồng mỗi ngày cho 2 lao động may bao như thế này. Đến thăm chợ cua mùa nước nổi ở đây, không chỉ nhộn nhịp cảnh mua cảnh bán, mà còn nhộn nhịp cả làng cả xóm làm những việc có liên quan đến nghề, thật là thú vị.

Hiện nay, càng có nhiều người dân ở thành thị biết được giá trị dinh dưỡng của con cua đồng đối với sức khỏe . Vì thế, sức tiêu thụ cua đồng ngày càng mạnh dần, khiến cho nghề lợp cua ở nhiều nơi khá phát triển, đặc biệt mạnh là ở các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang.

Mặc dù chợ cua hiện nay không còn tập hợp về Mỹ Đức nữa, nhưng “thương hiệu” lọp cua kênh đào Mỹ Đức vẫn luôn tồn tại trong lòng mỗi người đang sinh sống với nghề đặt cua nơi đây. Họ nhớ đến cái tên ấy, cũng giống như nhớ đến cái nôi của nghề đặt lọp cua này.

Thúy Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *