Bên bờ hạnh phúc
Đây là số tiền dự kiến chi cho chương trình "Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Bộ NN&PTNT. Dự kiến chương trình này sẽ trình Chính phủ phê duyệt để thực hiện trong năm 2011 – 2020. Nguồn vốn đầu tư cho chương trình sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước.
 
 

 

 
 
Trong đó, tổng kinh phí dự kiến chi cho việc phát triển chương trình, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và kinh phí dạy nghề ngắn hạn là 9.000 tỉ đồng. Số tiền dành cho đầu tư cơ sở vật chất là 952,5 tỉ đồng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Đăng Khoa cho biết, mục tiêu của đề án là nhằm tạo ra một lực lượng lao động nông thôn có trình độ, kỹ năng nghề đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
 
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt triển khai Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1956). Chương trình này được giao cho Bộ LĐTB&XH là cơ quan thường trực dự án, thực hiện từ năm 2010 với mục tiêu mỗi năm đào tạo 1 triệu lao động nông thôn. Tổng nguồn vốn ngân sách lên đến gần 26.000 tỉ đồng. Theo dự án mục tiêu đến năm 2020, trung bình mỗi năm dạy nghề nông nghiệp cho khoảng 300.000 lao động nông thôn trên cả nước, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo từ 20% năm 2011 lên 50% vào năm 2020. Giai đoạn 2011-2015, Bộ đề xuất dạy nghề nông nghiệp cho 1,6 triệu người thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; trồng và chăm sóc rừng; nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản; dịch vụ nông nghiệp… Dự kiến 100% người học sẽ sử dụng được nghề sau đào tạo. Giai đoạn tiếp theo từ 2016-2020, dạy nghề nông nghiệp cho 1,4 triệu người, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại trên cơ sở tích tụ ruộng đất và thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
 
Theo T.Hằng ( Đại Đoàn Kết )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *